1, Chính phủ cần có những định hướng quy hoạch phát triển đối với từng vùng kinh tế, từng ngành, địa phương để hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu tránh tình trạng đầu tư tràn lan không hiệu quả, cung lớn hơn cầu .
2, Nhà nước nên có chính sách tạo nguồn vốn lâu dài cho nền kinh tế phát triển ổn định. Lãi suất ngân hàng cần sớm được xã hội hoá, thị trường hoá tính toán trên cơ sở các yếu tố liên quan như tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ lạm phát và quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá hợp lý vừa ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát đồng thời vừa khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm, người sản xuất yên tâm đầu tư .
3, Nhà nước cần lành mạnh hoá tình hình tài chính, môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức sắp sếp lại doanh nghiệp nhà nước.Với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả chưa cao, xét thấy không cần duy trì sở hưu nhà nước thì có thể cổ phần hoá để doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả có thể cho phép phá sản, giải thể.
4, Chấn chỉnh lại công tác ban hành các văn bản pháp quy như luật ngân hàng, luật doanh nghiệp, các thông tư hứơng dẫn, các nghị định của chính phủ về bảo đảm tiền vay, tài sản thế chấp ..vv tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng thương mại.
5, Chính phủ, ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, nhằm phát hiện sớm những sai sót, vi phạm trong hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng thương mại với các dự án. Vì hiện nay, do cạnh tranh gay gắt nên một số ngân hàng đã bỏ qua một số thủ tục trong điều kiện thủ tục cho vay vốn, buông lỏng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dẫn đến nhiều khoản cho vay có chất lượng kém Có biện pháp thích đáng để xử lý các ngân hàng cố ý vi phạm pháp luật để giành khách hàng.
6, Chính phủ, các bộ ngành cần có chính sách xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi của các doanh nghiệp do nguỷên nhân khách quan như lũ lut, thiên tai..vv cần tạo nguồn cho các ngân hàng bù đắp các khoản nợ khoanh, để xoá nợ. Ngoài ra có thể thành lập các công ty mua bán nợ để xử lý các khoản nợ, khai thác và quản lý các tài sản bảo đảm tồn đọng.
7, Chính phủ, các bộ, ngành và ngân hàng trung ương cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn để áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, việc hiện đại hoá công nghệ giúp ngân hàng có thể đưa công nghệ tiên tíên vào quản lý, kiểm soát rủi ro , từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng giúp hội nhập quốc tế được nhanh chóng.
8, Ngân hàng có thể phối hợp với các bộ ngành xây dựng trung tâm chuyên thu thập các thông tin về doanh nghiệp, về thị trường, về chính sách, luật pháp của nhà nước ..vv để cung cấp nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy và kịp thời cho ngân hàng giúp nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng.