3 Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (Trang 44 - 48)

+ Hệ thống thông tin tín dụng còn hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý khách hàng, làm suy giảm chất lượng tín dụng.

Hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng vẫn chưa thể cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin về khách hàng. Công tác phân tích khách hàng chủ yếu dựa trên một số giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, sức khoẻ, thu nhập... và thông tin do khách hàng cung cấp, cho nên tính chính xác của các thông tin thường không cao. Việc xác minh thông tin của khách hàng cá nhân lại rất khó khăn vì đối tượng khách hàng này quá đông, rất khó quản lý. Do đó ảnh hưởng tới việc kiểm soát món vay và làm tăng rủi ro cho ngân hàng.

+ Công tác thẩm định còn nhiều thiếu sót.

Do hiện nay tại NH ĐT&PTVN không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Nhưng như thế sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào; hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt dễ dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi; nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng; ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Phần trên đã phân tích kỹ vào 2 hạn chế đầu tiên. Hạn chế thứ ba được thể hiện ở

chỗ một cán bộ tín dụng trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện xong (và chính xác) các khâu công việc đó (trừ thu nợ phải đợi kỳ đáo hạn) mất một khoảng thời gian trung bình từ 20- 30 ngày đối với dự án nhóm A; từ 15- 20 ngày đối với dự án nhóm B (trong điều kiện thuận lợi thông thường). Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn, và tất nhiên, thời gian để hoàn thành công việc phải dài hơn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt các công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quy trình qua loa, có tính hình thức.

+ Công tác mở rộng cho vay còn hạn chế, cần đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng, đa dạng hoá lĩnh vực cho vay. Phải thấy một thực tế là ngoài cho vay mua nhà, ôtô, cho vay với cán bộ công nhân viên thì cho vay đầu tư chứng khoán và cho vay du học vẫn thấp, thậm chí cho vay với cán bộ công nhân viên chức cũng hạn chế với số tiền cho vay không quá 60 triệu mỗi người, như vậy là chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.

+ Hoạt động kiểm soát nội bộ còn nhiều yếu kém là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng tín dụng chưa cao. Do bắt đầu chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty chưa lâu cùng với sự phát triển quá nhanh về quy mô và tổ chức nên cơ chế kiểm soát nội bộ của BIDV đang dần bộc lộ một số vấn đề:

Một là, môi trường kiểm soát còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát

nội bộ. Mặc dù được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhưng mức độ độc lập của các chi nhánh và các công ty trực thuộc của BIDV còn tương đối hạn chế. Sự phân cấp, phân quyền giữa Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc, giữa các giám đốc Ban ở Hội sở chính với giám đốc các đơn vị thành viên đã có nhưng chưa rõ ràng và chưa gắn với trách nhiệm cụ thể. Sự chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận vẫn diễn ra thường xuyên, cơ chế tập thể quyết định vẫn tồn tại phổ biến.

Hội đồng quản trị là đại diện sở hữu của Nhà nước tại BIDV nhưng xét về thực chất chưa được trao quyền tương ứng. Đa số các vấn đề phát sinh của ngân hàng đều phải báo cáo và xin phép Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát quản lý bởi trách nhiệm quyết định đã không thuộc phạm vi nội bộ của ngân hàng.

Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị được trao trách nhiệm thực hiện toàn diện hoạt động kiểm soát nội bộ [2]. Tuy nhiên, Ban kiểm soát về thực chất vẫn chưa có được sự độc lập tương đối với bộ phận được kiểm tra, đặc biệt là Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Hơn nữa, sự hạn chế về nguồn lực con người và thiết bị đã hạn chế rất nhiều khả năng kiểm soát nội bộ của Ban kiểm soát. Vì lẽ đó, chức năng của Ban kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá các báo cáo tài chính cuối kỳ và xử lý các vấn đề đã phát sinh.

Ban kiểm tra nội bộ thuộc Tổng giám đốc được tổ chức thống nhất từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên. Tuy vậy, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động cũng chưa được triển khai thực hiện, tính độc lập của các cuộc kiểm tra không cao, chưa đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Điều này có nguy cơ dẫn đến rủi ro kiểm soát - tức là báo cáo kiểm toán hoặc không đủ, không đúng, không kịp thời hoặc không đưa ra được biện pháp ngăn chặn và giải quyết phù hợp.

Hai là, hệ thống kế toán - bộ phận cấu thành quan trọng của cơ chế kiểm soát nội bộ của

BIDV vẫn đang ở trong quá trình chuyển đổi. Hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực đặc thù, BIDV áp dụng một hệ thống kế toán tương đối khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống chuẩn mực kế toán VN đã được ban hành chưa tính đến những yếu tố đặc thù này và vẫn có sự khác biệt xa so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hệ thống kế toán của BIDV đã được hình thành tương đối đầy đủ gồm hệ thống chứng từ ban đầu, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống báo cáo kế toán. Chức năng ghi nhận, tính toán, kết chuyển của hệ thống kế toán đã được thực hiện tương đối tốt nhưng chức năng tổng hhp và lập báo cáo các nghiệp vụ phát sinh gần như chưa được đề cập. Mặc dù tổ chức hoạt động theo mô hình tổng công ty nhưng hệ thống kế toán chưa lập được các báo cáo bộ phận và báo cáo tổng thể bằng cách sử

dụng phương pháp kế toán hợp nhất (consolidation). Vì lẽ đó, vai trò kiểm soát nội bộ của hệ thống kế toán còn rất hạn chế.

Ba là, như đã đề cập, cơ chế kiểm soát nội bộ của BIDV mới chỉ chú trọng đến công tác

kiểm soát xử lý và kiểm soát bảo vệ tài sản mà chưa chú ý đến công tác kiểm soát quản lý cũng như kiểm soát tổng quát. Nói cách khác, kiểm soát nội bộ chưa làm tốt chức năng ngăn chặn và giám sát mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Cơ chế kiểm soát quá tập trung vào các cuộc kiểm tra, kiểm toán đột xuất, trong khi đáng ra cơ chế kiểm soát thường xuyên cần được xây dựng và thực hiện.

+ Ảnh hưởng của những biến động trên thị trường tài chính

Năm 2007, cả thị trường tài chính Việt Nam chao đảo vì ảnh hưởng của sự biến động của nền kinh tế thế giới (giá vàng, giá dầu tăng mạnh, đồng đôla mất giá...) và sự suy sụp của thị trường chứng khoán trong nước. Các ngân hàng vì thế mà cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đầu tiên là do rất nhiều nhà đầu tư đi vay ngân hàng để chơi chứng khoán, khi chứng khoán sụt giảm mạnh làm cho nhà đầu tư bị thiệt hại, phá sản, không có khả năng trả nợ hoặc khất nợ, làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Ngoài ra, do lạm phát và những biến động trên thị trường tài chính nên nhiều khách hàng không gửi tiền vào ngân hàng mà quay ra mua vàng hoặc đất, làm giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng.

+ Chính sách tín dụng của ngân hàng

Mặc dù hiện nay các ngân hàng khác đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần đang đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, trong đó có cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên BIDV vẫn còn rất dè dặt trong lĩnh vực này ( thể hiện ở doanh số cho vay, dư nợ và tỉ lệ nợ quá hạn còn thấp). Ngoài ra, chính sách tín dụng của ngân hàng còn cứng nhắc, chưa linh hoạt ở nhiều khâu, gây cản trở lãng phí thời gian và tiền bạc cho khách hàng.

CHƯƠNG 3

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở giao dịch I Ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (Trang 44 - 48)