1 Các hoạt động tín dụng tiêu dùng hiện có tại Sở giao dịc hI Ngân hàng Đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (Trang 32)

2. 2. 1. Các hoạt động tín dụng tiêu dùng hiện có tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam. Tư Và Phát Triển Việt Nam.

Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư là rất lớn, tuy nhiên, các NHTM chưa chủ động nghiên cứu tiếp cận thị trường. Các đối tượng vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở 9 nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là cho vay xây dựng, mua sắm, sửa chữa nhà cửa; cho vay mua ô tô, phương tiện đi lại; cho vay chữa bệnh; cho vay đi lao động ở nước ngoài; cho vay để đi du học ở nước ngoài; cho vay đối với học sinh, sinh viên; cho vay dưới dạng thẻ tín dụng và một số nhu cầu tiêu dùng khác.

Bảng 2.5 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn

STT Chỉ tiêu Tỷ trọng (%)

1 Cho vay sửa chữa, mua nhà ở 47.04 2 Mua ô tô, phương tiện đi lại 30.98 3 Khám, chữa bệnh 0.12 4 Học nghề 0.06 5 Sinh viên 0.001

6 Du học 0.33

7 Xuất khẩu lao động 0.66 8 Thẻ tín dụng 0.13 9 Nhu cầu đời sống khác 20.69

(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2004)

Hiện nay các hoạt động tín dụng tiêu dùng đang có tai Sở Giao Dịch I NH ĐT&PTVN là:

- Cho vay mua, sửa chữa nhà đất - Cho vay mua ôtô

- Cho vay đối với cán bộ công nhân viên - Cho vay đầu tư chứng khoán.

Bảng 2.6: Số liệu về các lĩnh vực cho vay tiêu dùng năm 2006,2007

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ Tiêu

2006 2007

Cho vay Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Cho vay mua và sửa chữa nhà

đất 106.53 53% 120.3104 56% Cho vay mua ôtô 36.18 18% 34.3744 16% Cho vay với cán bộ công nhân

viên 18.09 9% 36.5228 17% Cho vay đầu tư chứng khoán 40.2 20% 12.8940 6% Cho vay du học 0 0% 0 0% Tổng 201 214.84

(Nguồn:Bảng số liệu cho sinh viên thực tập năm 2008 tại SGD I NH ĐT&PTVN)

Qua bảng số liệu và 2 biểu đồ ta có thể thấy:

Trong các lĩnh vực trên, thì cho vay mua và sửa chữa nhà đất, cho vay đầu tư chứng khoán và cho vay đối với cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất. Còn cho vay du học tại SGD chưa phát triển vì đây là nhu cầu mới phát sinh trong xã hội, chưa thu hút được nhiều khách hàng..

+ Cho vay mua và sửa chữa nhà đất: Đây là lĩnh vực cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong cho vay tiêu dùng và có xu hướng tăng trong các năm tới. Tỷ trọng cho vay đã

tăng từ 53% (106.53 tỷ) năm 2006 lên 56% (120.3104 tỷ) năm 2007. Sự gia tăng này chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân:

- Do cuối năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm trầm trọng, một loạt các nhà đầu tư chuyển sang lĩnh vực bất động sản, làm giá nhà đất biến động mạnh.

- Mua sắm, sửa chữa nhà đất là một nhu cầu sinh hoạt thiết yếu. Nhất là ở một khu vực đông dân cư như Hà Nội, những nhu cầu này thường rất cao.

+ Cho vay mua ôtô: Đây là lĩnh vực cho vay rất có tiềm năng phát triển của ngân hàng vì:

- Nhu cầu xã hội về phương tiện đi lại ngày càng gia tăng - Mức sống xã hội tăng

- Kế hoạch của nhà nước về giảm thuế cho ôtô nhập khẩu sẽ làm giá ôtô có xu hướng giảm hơn trước nên sẽ thu hút nhiều khách hàng.

Vì thế mà nhu cầu mua xe ôtô sẽ có xu hướng tăng mạnh trong thơì gian tới. Tuy nhiên trong năm 2007 có sự giảm nhẹ về mặt tỷ trọng dư nợ cho vay, từ 18% năm 2006 xuống còn 16% năm 2007 đó là do một số vấn đề như: Tình hình giao thông đường xá chưa được cải thiện, Chính sách giảm thuế với ôtô vẫn chưa được thực thi mà còn có xu hướng thắt chặt với ôtô nhập ngoại, cũng vì thế mà các công ty nước ngoài sản xuất ôtô tại Việt Nam ( Ford, Toyota...) đã đẩy giá ôtô lên, thị trường tài chính bất ổn do giá chứng khoán sụt giảm trầm trọng, còn thị trường bất động sản lại nóng lên...làm cho nhu cầu mua ôtô bị chững lại

+ Cho vay đầu tư chứng khoán: vốn rất phát triển trong năm 2006 và đầu năm 2007, nhưng đến cuối năm 2007, do ảnh hưởng của sự kiện "thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc" đã làm cho doanh số cho vay đầu tư chứng khoán giảm mạnh từ 20% năm 2006 xuống còn có 6% năm 2007.

+ Cho vay với cán bộ công nhân viên: Trong năm 2007, BIDV mở rộng lĩnh vực cho vay với cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên số tiền cho vay chưa nhiều ( tối đa là 60 triệu mỗi người) và chưa đáp ứng được những nhu cầu của công nhân viên. Có thể thấy điều đó qua số liệu cho vay cho vay năm 2006,2007. Nếu năm 2006 tỉ trọng cho vay là 9%

(18.09 tỷ) thì năm 2007 đã tăng lên 17% (36.5228 tỷ) tức là tăng lên 7.43 tỷ. Qua đó có thể thấy tiềm năng của lĩnh vực cho vay này.

Ngoài 5 lĩnh vực trên, một số hình thức cho vay tiêu dùng khác vẫn chưa được triển khai tại ngân hàng như: Cho vay với học sinh sinh viên, cho vay khám chữa bệnh,... Trong thời gian tới, các lĩnh vực này sẽ có xu hướng phát triển vì :

- Nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên gia tăng

- Kế hoạch tăng học phí của Bộ Giáo Dục có khả năng làm cho nhu cầu đi vay của học sinh, sinh viên tăng đột biến.

- Nhu cầu đảm bảo sức khoẻ của người dân là một nhu cầu thiết yếu, trong khi đó giá cả gia tăng, chi phí chữa bệnh trở nên đắt đỏ với người dân. Khiến cho nhu cầu vay để khám chữa bệnh tăng lên.

Biểu đồ 1:Doanh số cho vay,thu nợ và dư nợ trong cho vay tiêu dùng tại SGD I NH ĐT&PTVN

Theo biểu đồ, doanh số cho vay trong các năm thấp (năm 2005 là 190.4 tỷ, đến năm 2007 là 214.84 tỷ), tốc độ tăng rất chậm, không có đột biến. Dư nợ cho vay năm 2007 chỉ xấp xỉ 85 tỷ, con số này chưa tương xứng với tiềm năng của SGD. Ngoài ra tỷ trọng các hạng mục cho vay tiêu dùng phân bổ không đồng đều, chủ yếu là cho vay mua sắm

190.4 201 214.84 115.15 122.5 131.075 73 78 85 0 50 100 150 200 250 2005 2006 2007 Năm T V N Đ

Doanh số cho vay trong TDTD

Doanh số thu nợ trong TDTD

sửa chữa nhà, chiếm hơn 50%, còn các lĩnh vực khác dư nợ đều thấp, thậm chí cho vay du học xấp xỉ 0% .

Biểu đồ 2: Tỷ trọng dư nợ giữa các lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại SGD I NHĐT&PTVN năm 2007

Tóm lại, cho vay tiêu dùng tại NH ĐT&PTVN vẫn chưa phát triển, các lĩnh vực cho vay tiêu dùng còn ít, chủ yếu tập trung vào cho vay mua, sửa chữa nhà đất. Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ chưa cao, tốc độ tăng chậm và không có sự đột biến. Vì thế đòi hỏi ngân hàng cần phải có những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của cho vay tiêu dùng.

2. 2. 2. Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại SGD I

Cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm tiếp khách hàng và hỗ trợ xác định sản phẩm tín dụng phù hợp. Sơ đồ dưới đây tóm tắt quy trình này:

Phỏng vấn

Từ chối Đánh giá sơ bộ Hoãn/yêu cầu thêm

2007 Dư nợ

47.6 13.6

14.45

9.35 0

Cho vay mua và sửa chữa nhà đất

Cho vay mua ôtô

Cho vay với cán bộ công nhân viên

Cho vay đầu tư chứng khoán

thông tin Đạt yêu cầu Cung cấp hồ sơ mẫu Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng Đạt yêu cầu

Không đạt Kiểm tra hồ sơ Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Chấp nhận hồ sơ

Chuyển sang quá trình thẩm định

(Nguồn: sổ tay tín dụng BIDV)

Sơ đồ 4: Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng

Tóm tắt các bước của qui trình cho vay tiêu dùng trong sơ đồ 4.

 Phỏng vấn ban đầu:

- CBTD phụ trách khách hàng cá nhân sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.

Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết

- CBTD hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của BIDV xác định xem yêu cầu vay vốn của khách hàng có phù hợp với kế hoạch chiến lược của chi nhánh đối với việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.

- Trong giai đoạn này, CBTD có đủ những thông tin chi tiết về khách hàng (như thu nhập, tài sản, tình trạng việc làm …) để ra quyết định “từ chối”, và khách hàng được thông báo ngay.

- Nếu khách hàng có đủ các điều kiện vay vốn, CBTD hướng dẫn khách hàng về các tài liệu cần thiết để làm hồ sơ vay vốn.

 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn/ phân tích tín dụng

- CBTD phụ trách khách hàng cá nhân tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn, xem xét sự hoàn thiện và tính hiệu lực của các hồ sơ.

- Nếu hồ sơ vay vốn chưa đáp ứng yêu cầu, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiệu theo yêu cầu và đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

- Nếu hồ sơ vay vốn đáp ứng yêu cầu, CBTD vào hồ sơ vay vốn và trình Trưởng phòng tín dụng cá nhân. Trưởng phòng có thể chấp nhận.

- Nếu trong thẩm quyền phê duyệt của mình, Trưởng phòng tín dụng cá nhân có thể quyết định đối với đề xuất vay vốn, trưởng phòng sẽ chuyển trả lại hồ sơ cho các bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng.

- Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phòng tín dụng cá nhân, đề xuất vay vốn sẽ được trình Giám đốc chi nhánh ra quyết định.

 Giải ngân:

- CBTD chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho CBTD quản lý giải ngân cùng với các hướng dẫn cho việc giải ngân.

- CBTD quản lý giải ngân bảo đảm rằng các tài liệu yêu cầu và việc phê duyệt đã được thực hiện đầy đủ và tạo hai hồ sơ khách hàng mới:

+ Một hồ sơ văn bản pháp lý và các văn bản khác có giá trị được giữ dưới sự kiểm soát kép của hai người, hồ sơ bảo đảm tiền vay cần hạn chế tiếp cận.

+ Một hồ sơ khác là hồ sơ theo dõi khoản vay để lưu các văn bản liên lạc hoặc thu từ trao đổi được giữ lại để phục vụ cho cán bộ tín dụng.

- Nếu tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản tín dụng khác mở tại ngân hàng đầu tư được dùng làm tài sản cầm cố, CBTD quản lý giải ngân tiến hành đóng tài khoản đó, đảm bảo không được rút tiền từ tài khoản đó cùng với thông báo đến phòng kế toán để vào sổ kế toán.

- Nếu tiền gửi ở ngân hàng khách được dùng làm tài sản cầm cố, phải thông báo cho ngân hàng đó và nhận được thư xác nhận từ ngân hàng đó.

- CBTD gửi một bản sao quyết định cho vay, cùng với thông báo do cán bộ này ký, thông tin chi tiết về việc giải ngân, lịch giải ngân (nếu có) cho phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán). Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán) có trách nhiệm giải ngân khi nhận được những tài liệu này.

- Khi thực hiện vào sổ kế toán, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán) thông báo cho CBTD và CBTD quản lý giải ngân về số tài khoản dùng cho các chứng từ liên quan đến khoản vay.

 Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm:

- Kiểm tra sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay. - Theo dõi hoạt động của khách hàng

- Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng

- Theo dõi đánh giá tình hình phát huy hiệu quả dự án, phương án và khả năng trả nợ. - Theo dõi, đánh giá biện pháp, tài sản đảm bảo tiền vay.

- Thực hiện các yêu cầu khác của BIDV (nếu có).

 Xử lý phát sinh

- Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì CBTD quản lý giải ngân phối hợp CBTD xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Cấp nào duyệt vay thì cấp độ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

- Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay được chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi và được bàn giao sang bộ phận xử lý nợ xấu tại chi nhánh, và chịu sự kiểm soát của Ban Quản lý tín dụng BIDV.

2. 3. Đánh giá về chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: tư và Phát triển Việt Nam:

2. 3. 1. Những kết quả đã đạt được:

Khi đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng ta sẽ tiến hàng phân tích các chỉ tiêu định lượng:

2. 3. 1. 1. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong cho vay tiêu dùng ngày càng tăng.

+Doanh số cho vay:

Bảng 2.7: Doanh số cho vay tiêu dùng tại SGD I NHĐT&PTVN

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số cho vay tín dụng tiêu

dùng 190,400 201,000 (+5,57 %) 214,840 (+6,9 %) Tỉ trọng 3,96% 4,02% 4,14% Doanh số cho vay tại SDG 4,813,816 5,000,752 5,185,044

(Nguồn: Bảng số liệu cho sinh viên thực tập năm 2008 tại SGD I NH ĐT&PTVN)

Khi nhìn vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ của một ngân hàng cao hay thấp, người ta có thể đánh giá ngân hàng đó làm ăn có tốt hay không. Ở Sở giao dịch I NH ĐT&PTVN tính đến thời điểm 31/12/2007 doanh số cho vay tín dụng tiêu dùng là 214,840 tỷ chiếm 4,14% so với doanh số cho vay của Sở Giao Dịch I, đây là một con số còn khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của cho vay tiêu dùng. Trong 3 năm 2005,2006,2007 tỉ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng doanh số cho vay của Sở có tăng song không có sự đột biến. Về mặt số lượng, doanh số cho vay tiêu dùng năm 2007 tăng

6,9% so với năm 2006 cho thấy sự phát triển về mặt số lượng của cho vay tiêu dùng và hứa hẹn một nguồn lợi trong tương lai.

+Doanh số thu nợ

Bảng 2.8: Doanh số thu nợ và thu nợ cho vay tiêu dùng tại SGD I NHĐT&PTVN

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ tín dụng tiêu dùng 115,150 122,500

(+6%) 131,075 (+7%) Tỉ trọng 2.68% 2.60% 2,74% Doanh số thu nợ tại SDG I 4,303,816 4,710,752 4,779,044

(Nguồn: Bảng số liệu cho sinh viên thực tập năm 2008 tại SGD I NH ĐT&PTVN)

Doanh số thu nợ năm 2007 là 131,075 tỷ chiếm 4,04% so với doanh số thu nợ tại SGD, tuy có tăng so với năm 2006( tăng 8,575 tỷ tức là khoảng 7%) nhưng so với doanh số thu nợ chung của cả SGD thì lại chỉ chiếm có 4,04 %, đây là con số rất khiêm tốn và nó chưa phản ánh được tiềm năng phát triển của cho vay tiêu dùng.

2. 3. 1. 2. Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng trưởng chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ chung của SGD.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng và chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng tại SGD I NHĐT&PTVN.

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ tín dụng tiêu dùng 73,000 78,000 85,000 Tỉ trọng 1.37 % 1,45% 1,47% Dư nợ tại SDG I 5,510,000 5,800,000 6,206,000 Mức tăng trưởng tuyệt đối

dư nợ cho vay tiêu dùng

5,000 7,000 Mức tăng trưởng tương đối

dư nợ cho vay tiêu dùng

(Nguồn: Bảng số liệu cho sinh viên thực tập năm 2008 tại SGD I NH ĐT&PTVN)

Dư nợ phản ánh khối lượng vốn cho vay tiêu dùng mà ngân hàng đã cấp ra cho nền kinh tế trong một thời điểm. Nếu trong năm 2006 dư nợ tín dụng tiêu dùng là 78 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2005, thì tới năm 2007 doanh số dư nợ đã tăng thêm 7 tỷ, tăng 9%.

Ngoài ra, tăng trưởng tuyệt đối dư nợ tiêu dùng chưa cao, của năm 2006 là 5 tỷ, năm 2007 là 7 tỷ. Tuy nhiên do mức dư nợ tiêu dùng còn nhỏ nên mức tăng trưởng tương đối của năm 2006, 2007 có vẻ rất khả quan. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)