4.4.1 Đối với Nhà Nước
Nhà Nước cần quan tâm hơn nữa, nghiên cứu và phối hợp với các ban ngành để điều chỉnh dần trong quá trình áp dụng các điều luật chống hacker mạng. Trong quá trình xây dựng hệ thống, ứng với mỗi công cụ, mỗi hình thức, mỗi phương thức thanh toán mới, Nhà Nước cần xây dựng những quy định chặt chẽ, phân định rõ ràng, tránh chồng chéo. Nhà Nước cần có văn bản luật làm rõ các vấn đề pháp lý sau: Xây dựng các quyền và thủ tục cho các công cụ riêng biệt, cơ chế về thanh tra giám sát thông tin trên mạng, quy định về bảo mật cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mạng, quy chế về khiếu nại đòi bồi thường khi có rủi ro thanh toán trực tuyến. Chính phủ đã ban hành nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về “ Hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. Tuy vậy trong các văn bản pháp lý này những điều khoản đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán vẫn chưa được thể hiện rõ ràng. Cách thức
ban hành văn bản theo kiểu chỉ có thể triển khai trong các ngân hàng và doanh nghiệp rất khó đến được với dân chúng.
Hiện nay tội phạm có liên quan đến thẻ thanh toán ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam hành lang pháp lý chưa được đồng bộ và nhiều sơ hở hơn nữa trang bị kỹ thuật còn thiếu. Đây là điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm hoạt động. Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh để xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, đưa ra các khung hình phạt cụ thể cho những tội phạm có liên quan về thẻ như: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp mã số…
Nhà Nước cũng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng . Đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng
4.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Với vai trò là người quản lý, chỉ đạo, tổ chức hệ thống thanh toán trong nền kinh tế, NHNN đã tham mưu cho chính phủ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động thanh toán trong toàn ngành. Để làm tốt nghiệp vụ này hơn nữa, em đưa ra một vài kiến nghị sau:
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về tổ chức thanh toán trực tuyến như hướng dẫn sử dụng séc theo nghị định 159/CP của chính phủ về séc.
- NHNN cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật giao dịch điện tử áp dụng cho các hoạt động giao dịch điện tử nói chung và cho hoạt động thanh toán ngân hàng nói riêng nhằm khắc phục tình trạng hiện này, hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán.
- NHNN cần có chính sách đầu tư hạ tầng cơ sở, công nghệ viễn thông đảm bảo chất lượng đường truyền thông cho hoạt động ngân hàng, khuyến khích phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại.
- Chủ động đề nghị với các bộ ngành có liên quan phối hợp với ngân hàng thực hiện hoàn thiện và mở rộng các hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt.
- Đề ra hướng dẫn chung thống nhất về phát triển kỹ thuật tin học trong các tổ chức tín dụng để tạo thuận lợi cho sự kết nối mạng thanh toán.
4.4.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Nâng cấp phần mềm chuyển tiền điện tử
- Ngân hàng Agribank cần có chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho công nghệ để có thể tham gia ngày càng sâu rộng vào lĩnh vực thanh toán hiện đại và các dịch vụ ngân hàng khác được thực hiện một cách nhanh chóng thuận lợi.
4.4.4 Đối với khách hàng
Nâng cao ý thức của khách hàng khi tham gia thanh toán trực tuyến. Đây là một khâu quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đóng góp để có được một xã hội văn minh, lịch sự, tiên tiến.
Ngoài ra cần tạo ra ý thức bảo vệ của công của khách hàng, như trong việc bảo vệ các thiết bị máy móc đặt ở những nơi công cộng.
KẾT LUẬN
Luận văn mới chỉ nêu lên thực trạng vấn đề bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán trực tuyến tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đồng thời đưa ra một số giải pháp với hy vọng sẽ khắc phục được những tồn tại của vấn đề tại ngân hàng trong thời điểm hiện nay. Chứ chưa được mở rộng tìm hiểu vấn đề trong phạm vi rộng hơn ở cấp liên ngân hàng. Vì vậy mong muốn có một đề tài nghiên cứu nào đó sẽ mở rộng và nghiên cứu vào vấn đề bảo mật thông tin khách hàng trong thanh toán liên ngân hàng. Bởi chắc chắn trong một tương lai gần hệ thống thanh toán trực tuyến Việt Nam nói chung và hệ thống thanh toán trực tuyến của Ngân hàng Agribank nói riêng sẽ ngày càng hiện đại và phát triển thì vấn đề bảo mật lại càng được quan tâm.
Thông qua luận văn, em mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa các vấn đề bảo mật thông tin khách hàng nhằm mục đích nâng cao hình ảnh, lợi nhuận của ngân hàng và thu hút được khách hàng. Hy vọng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong thời gian tới sẽ bắt kịp những tiến bộ công nghệ ngân hàng và triển khai hiện đại hóa thanh toán và giành được nhiều thành công đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tham khảo :
- Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin : TS. Trần Văn Dũng – Trường ĐH Giao thông vận tải, Khoa CNTT, Bộ môn khoa học máy tính – 2008
- Giáo trình Công nghệ bảo mật và chữ ký điện tử : Bộ môn CNTT, Đại học Thương mại – 2007
- Giáo trình An toàn dữ liệu : Bộ môn CNTT, Đại học Thương mại – 2007
- Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin : Phan Đình Diệu - Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999.
- Công nghệ bảo mật World Wide Web : Nguyễn Ngọc Tuấn, Hồng Phúc - Nhà xuất bản Thống kê - 2005.
2. Báo, tạp chí, văn bản :
- Báo cáo kết quả triển khai công nghệ thông tin góp phần triển khai cung cấp sản phẩm dịch vụ năm 2008. Các giải pháp phát triển công nghệ thông tin 2009: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – 3/2009
- Báo cáo thường niên năm 2007: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Quản lý và triển khai dự án corebank tại Agribank: Phạm Thanh Tân – 12/2008
PHỤ LỤC
1. Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp và điều tra trắc nghiệm
DANH SÁCH PHỎNG VẤN
1 : Ông Trịnh Quang Tuấn – Giám đốc phòng giao dịch 2 : Ông Trần Văn Dũng – Chuyên viên phòng thẻ
3 : Ông Dương Song Hà – Chuyên viên phòng thẻ
4 : Ông Nguyễn Văn Hưng – Trung tâm công nghệ thông tin 5 : Ông Phạm Hoàng – Trung tâm công nghệ thông tin
6 : Bà Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm công nghệ thông tin 7 : Ông Trần Minh Tuấn - Trung tâm công nghệ thông tin