Công tác huy động vốn:

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng (Trang 37 - 38)

1- Khái quát tình hình hoạt động của NHNo và PTNT tỉnh Cao Bằng:

1.3.1- Công tác huy động vốn:

Trong một ngân hàng thương mại, nguồn vốn là cơ sở để hình thành và tổ

chức các hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vốn rất cần cho việc xác định muốn

mở rộng đầu tư và đầu tư có hiệu quả mà vẫn đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị

của địa phương và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chính vì vậy

công tác huy động vốn luôn được quan tâm hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh

của chi nhánh. Điều đó đã được Ban lãnh đạo quán triệt, chỉ đạo bộ phận nguồn

vốn thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và tìm khách hàng có vốn để tuyên truyền, vận động khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh. Thực

tế chi nhánh đã huy động và tập trung được một khối lượng vốn tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đáp ứng các nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, song tuy đã giảm lớn mức lãi suất ngân hàng nhưng tỷ trọng

các nguồn vốn vẫn chưa được cải tiến theo hướng có lợi cho kinh doanh ngân

hàng.

Năm 2004, trên thị trường các ngân hàng không chỉ nâng lãi suất huy động

mà còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn, nên đã ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng nguồn vốn. Tuy nhiên chi nhánh đã chủ động triển khai nhiều biện

pháp, tận thu khai thác từ nhiều luồng, thực hiện chính sách khách hàng, đổi mới

phong cách lề lối làm việc, mở rộng mạng lưới tiết kiệm… để phát triển nguồn

vốn. Từ những biện pháp tích cực và thế mạnh như uy tín, mạng lưới rộng và thái

phong phú nên nguồn vốn huy động tại chi nhánh đến 31/12/2004 tăng trưởng như sau: cơ cấu theo kỳ hạn năm 2004 tăng 147.256 triệu đồng với năm 2002, tỷ lệ tăng 39,22%, trong đó: tiền gửi không kỳ hạn năm 2004 tăng 50.129 triệu đồng so

với năm 2002 tỷ lệ tăng 27,56%, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2004 tăng 7.462 triêu đồng so với năm 2002 tỷ lệ tăng 9,24%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12

tháng năm 2004 tăng 89.665 triệu đồng so với năm 2002 tỷ lệ tăng 79,46%. Cơ cấu

theo nhóm khách hàng: tiền gửi dân cư năm 2004 tăng 88.113 triệu đồng so với năm 2002 tỷ lệ tăng 44,49%, tiền gửi các tổ chức kinh tế năm 2004 tăng 24.163

triệu đồng tỷ lệ tăng 31,49%, tiền gửi các tổ chức tín dụng năm 2004 tăng 34.98

triệu đồng so với năm 2002 tỷ lệ tăng 34,75%.

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)