Xây dựng chính sách về cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NHNo&PTNT TP QUẢNG NGÃI (Trang 35 - 36)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TP QUẢNG NGÃ

4.4.2. Xây dựng chính sách về cơ cấu tín dụng

Với mục đích nhằm hạn chế RRTD, ngân hàng No&PTNT hiện nay đã tích cực hoàn thiện chính sách tín dụng trong giai đoạn hiện nay với những quy định chặt chẽ về hoạt động cho vay.

Khách hàng là doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh):

- Phân tích tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật một đơn vị mới có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, đối với hợp đồng tín dụng cũng vậy. Ngân hàng cũng chỉ quan hệ với các đơn vị khi các đơn vị đó có đủ tư cách pháp nhân.

- Phân tích tình hình SXKD. Phân tích tình hình SXKD của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu:

+ Doanh thu: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì càng có điều kiện để tăng thu nhập, mở rộng sản xuất, có điều kiện để trả nợ Ngân hàng. Khi phân tích doanh thu tăng lên cần phân tích nguyên nhân chính để làm tăng doanh thu. + Kết quả tình hình SXKD: Là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá toàn bộ hoạt

động SXKD của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh càng cao thì thì hoạt động doanh nghiệp của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Khả năng sử dụng vốn vay

đạt mục tiêu kinh tế đề ra, và khoản tín dụng của Ngân hàng có điều kiện hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi.

- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở BCTC thời điểm gần nhất của doanh nghiệp. Ngân hàng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá ảnh hưởng của nó đến mức độ rủi ro của khoản vay sau này. Phân tích tình hình tài chính để ngân hàng biết được doanh nghiệp thừa vốn hay thiếu vốn, vốn doanh nghiệp được sử dụng như thế nào, các khả năng tiềm tàng để quyết định đúng đắn các khoản cho vay.

Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình:

Trước hết cần xem xét năng lực pháp lý của cá nhân và hộ gia đình đó có phù hợp và đảm bảo đúng quy định của pháp luật hay không. Tư cách, phẩm chất, đạo đức của cá nhân và hộ gia đình đó. thậm chí cần phải tìm hiểu rõ lý lịch, dòng tộc và các mối quan hệ trong cuộc sống. nghiên cứu khả năng tài chính, trình độ, năng lực SXKD, uy tín của cá nhân và hộ gia đình,..

Tại chi nhánh hiện nay, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ lệ cao. Các tỏn thất của chi nhánh chủ yếu là do các khoản vay hộ sản xuất gây ra. Vì vậy trong quá trình cho vay đối với hộ sản xuất, chi nhánh cần tăng cường thẩm định chủ yếu các khâu: Thứ nhất uy tín cá nhân của khách hàng vay: Đó là người có quan hệ làm ăn sòng phẳng, không có nợ nần dây dưa kể cả những khoản nợ nhỏ, có quan hệ xã hội tốt, không mắc phải các thói hư tật xấu như rượu chè, cờ bạc,.. Các thông tin này được thu thập một cách gián tiếp thông qua người thân bạn bè và những người kinh doanh cùng nghề hoặc cùng hợp tác làm ăn.

Thứ hai là mục đích vay vốn: Cần phải thẩm định một cách chính xác mục đích vay vốn khi không biết chắc chắn khoản vay đã, đang và sẽ được khách hàng bỏ vào đâu và sử dụng như thế nào thì không có gì bảo đảm cho việc hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại CHI NHÁNH NHNo&PTNT TP QUẢNG NGÃI (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w