Các nguồn gây nhiễu

Một phần của tài liệu Đồ án Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT IPSTAR (Trang 34 - 35)

Các nguồn nhiễu chính cần phải quan tâm:

Đường lên:

o Các thành phần nhiễu xuyên điều chế tạo ra tại các trạm mặt đất cùng truy cập vào một vệ tinh.

o Các bức xạ giã tạo của các trạm mặt đất cùng truy cập vào một vệ tinh.

o Phát xạ lệch trục của các trạm mặt đất truy cập vào các vệ tinh kế cận.

o Các tín hiệu được truyền đến bộ phát đáp dùng cùng tần số được phân cực vuông góc của cùng một vệ tinh.

Đường xuống:

o Các tín hiệu được truyền đi từ các vệ tinh kế cận.

o Các tín hiệu được truyền đi trên bộ phát đáp dùng cùng tần số được phân cực vuông góc.

o Các phát xạ ngoài băng từ các bộ phát đáp kế cận trên cùng một vệ tinh.

o Các phát xạ giả tạo do bề mặt quả đất tạo ra và được anten trạm mặt đất thu vào.

o Các tín hiệu truyền từ các hệ thống VIBA có cùng tần số.

* Có hai loại nhiễu cơ bản:

a) Nhiễu dạng tạp âm: đối với loại này, mật độ phổ công suất tín hiệu nhiễu có thể được hệ thức hóa với các quá trình thống kê có tính cố định hay lặp đi lặp lại.

b) Nhiễu không phải dạng tạp âm: nó liên quan đến các tín hiệu không có mật độ phổ công suất cố định hay lặp đi lặp lại, ví dụ tín hiệu FM/TV. Trong trường hợp nhiễu dạng tạp âm, các tác nhân có thể được đánh giá bằng cách nhận biết công suất trung bình rơi vào băng tần thu mong muốn. Còn đối với nhiễu không phải dạng tạp âm cần phải có các phương pháp phức tạp thì mới đánh giá được các tác nhân nhiễu. Các mẫu bảo vệ đặc biệt đang được phát triển ở trường hợp tín hiệu FM/TV để tránh ảnh hưởng đến các sóng mang khác.

Cần chú ý rằng sự phân loại nhiễu chỉ có tính tương đối, nó còn phụ thuộc vào phương thức điều chế và mã hoá tín hiệu mong muốn.

2.4.3 Các đặc tính của anten có ảnh hưởng đến nhiễu.2.4.3.1 Các đặc điểm của anten VSAT.

Một phần của tài liệu Đồ án Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT IPSTAR (Trang 34 - 35)