Sử dụng kỹ thuật đa truy nhập theo tần số: FDMA

Một phần của tài liệu Đồ án Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT IPSTAR (Trang 43 - 44)

FDMA là phương pháp trong đó độ rộng băng tần công tác của vệ tinh (tiêu chuẩn 500 MHz) được chia ra các khoảng tần số gọi là luồng phát đáp. Độ rộng luồng phát đáp (thường là 36MHz hoặc 72 MHz) được phân chia cho mỗi trạm mặt đất để phát đi ở các tần số riêng biệt cho mỗi trạm. Khi nhận, trạm mặt đất điều chỉnh máy thu của chúng đến tần số mong muốn để khôi phục lưu lượng thông tin đã dành cho trạm. Các tín hiệu được truyền đi đồng thời nhưng ở các tần số khác tương ứng với mỗi sóng mang. Việc phát đi lưu lượng sẽ chiếm băng tần qui định ở luồng phát đáp dành cho chúng. Các sóng mang được phân cách với nhau bằng băng tần bảo vệ thích hợp sao cho chúng không chồng lấn lên nhau.

UT <=> SL

UT <=> SL

UT <=> SL

UT <=> SL

Trong hệ thống Thông tin vệ tinh dùng FDMA thì mỗi trạm mặt đất khi phát tín hiệu thì được làm việc với một phần bộ phát đáp đã được dành riêng trước cho trạm đó. Trong trường hợp đơn giản thì trạm mặt đất thu gom toàn bộ lưu lượng thông tin của trạm đó lên một sóng mang đơn bằng cách ghép các băng tần cơ bản FDMA hoặc TDM mà không biết địa chỉ của thông tin đó.

Sóng mang FM này mang các tín hiệu có địa chỉ khác nhau được khuyếch đại lên nhờ bộ khuyếch đại công suất của trạm mặt đất và đưa tới anten phát lên vệ tinh. Anten của vệ tinh thu nhận sóng mang này đồng thời với các sóng mang khác. Toàn bộ băng tần thu được sẽ đưa qua bộ lọc và các bộ khuyếch đại sẽ khuyếch đại các tín hiệu đưa ra từ sau các bộ lọc tương ứng.

Một phần của tài liệu Đồ án Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT IPSTAR (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w