Xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC VÀ CÔNG TRÌNH DOANH TRẠI F BỘ F 361 VÀ E BỘ E 293 (Trang 33)

II. Lập giá dự thầu cho tầng 10-11-12

2.3Xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu

2. Phương pháp lập giá dự thầu

2.3Xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu

2.3.1 Chi phí vật liệu

- Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển… Đối với vật liệu chính xác định căn cứ vào số lượng vật liệu đủ quy cách phẩm chất tính cho một đơn vị tính, bao gồm : vật liệu cấu thành sản phẩm (vật liệu hữu ích) và vật liệu hao hụt trong quá trình thi công. Tất cả số lượng này đã được tính vào định mức của nhà thầu. Các hao hụt ngoài công trường đã được tính vào giá vật liệu. Cách tính này rất phù hợp với cơ chế thị trường vì đơn vị nào cung cấp vật liệu đến chân công trình rẻ hơn thì nhà thầu mua.

- Ngoài số lượng vật liệu chính theo định mức của doanh nghiệp, còn phảI tính thêm chi phí cho các loại vật liệu phụ (tuỳ theo từng loại sản phẩm), thông thường người ta tính bằng tỷ lệ % so với vật liệu chính (khoảng từ 5 – 10%).

- Vật liệu luân chuyển như ván khuôn đà giáo… Đặc điểm của vật liệu luân chuyển là được sử dụng nhiều lần và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu trừ dần. Có thể xác định phần giá trị của vật liệu luân chuyển chuyển vào giá trị sản phẩm qua mỗi lần luân chuyển theo công thức kinh nghiệm sau : ( 1) 2 2 lc h n n K = × − +

Klc : hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển qua mỗi lần sử dụng (hệ số chuyển giá trị)

n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển. Trường hợp vật liệu sử dụng tại một chỗ nhưng sử dụng lưu dài ngày thì cứ sau một thời gian nhất định (từ 3 – 6 tháng) lại được tính thêm 1 lần luân chuyển.

Vậy chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân theo công thức sau:

1 1

(1 p) n vli m vllci lci

vli

i j

VL K DM g C K

= =

= + ×∑ × +∑ ×

Trong đó : số hạng thứ nhất, tính chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ; số hạng thứ hai tính chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển;

Kp : hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ (Kp = 0,05 – 0,10);

DMvli : định mức vật liệu của nhà thầu đối với loại vật liệu chính i

gvli : giá 1 đơn vị tính loại vật liệu chính i đến hiện trường do nhà thầu tự xác định (hoặc giá vật liệu theo mặt bằng thống nhất trong hồ sơ mời thầu) giá này chưa bao gồm thuế VAT.

n: số loại vật liệu chính sử dụng cho công tác xây lắp đó m: số loại vật liệu luân chuyển dùng cho công tác xây lắp Cvllci : tiền mua vật liệu luân chuyển loại j (đ)

Klci : hệ số chuyển giá trị vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng vật liệu luân chuyển loại j

2.3.2 Chi phí nhân công

- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu được xác định dựa vào định mức hao hụt sức lao động, cấp bậc thợ (trình độ tay nghề) và giá nhân công trên thị trường.

- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu theo công thức: NCi = Bi x TL

Trong đó:

Bi: Định mức lao động bằng ngày công trực tiếp xây lắp theo cấp bậc bình quân xác định theo định mức nội bộ thì có thể lấy theo định mức dự toán của Nhà nước ban hành và điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp của mình (ngày công). TL: Tiền công trực tiếp xây lắp tương ứng với cấp bậc thợ bình quân ngày công mà cấp bậc thợ trả.

- Xác định cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa vào biên chế tổ thợ đã được đúc kết qua nhiều công trình xây dựng và giá nhân công trên thị trường lao động.

Cấp thợ bình quân của tổ thợ được xác định theo công thức :

∑ ∑ = = = k i k i ni Ci ni Cbq 1 1 . Trong đó: Cbq Cấp thợ bình quân. ni Số công nhân bậc thứ i. Ci Cấp bậc thợ, i = 1, 2, 3…., k.

k Số bậc tương ứng với số bậc lương trong các thang lương, Nếu thang lương 7 bậc thì k=7

Nếu thang lương 6 bậc thì k=6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền công bình quân cho 1 giờ làm việc (1 giờ công)

∑ ∑ = = = k i k i ni x x Li ni TCbq 1 1 26 8 . Trong đó :

Li Mức lương cơ bản của công nhân bậc I (tính theo tháng) trong thang lương tương ứng.

i= 1, 2, 3 ……..,k.

ni Số công nhân bậc thứ i. k Số bậc trong 1 thang lương.

2.3.3 Chi phí máy thi công

a. Nội dung chi phí trong giá ca máy

Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.

Các khoản mục chi phí được tính vào giá ca máy bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác của máy.

b. Phương pháp xây dựng giá ca máy

CCM = CKH + CSC + CNL + CTL + CCPK (đ/ca) Trong đó:

CKH : Chi phí khấu hao (đ/ca) CSC : Chi phí sửa chữa (đ/ca)

CNL : Chi phí nhiên liệu - năng lượng (đ/ca)

CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca) CCPK: Chi phí khác (đ/ca)

2.3.4 Chi phí trực tiếp khác

- Chi phí trực tiếp khác là những chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu xây dựng….không xác định được khối lượng từ thiết kế.

- Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trông hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6.5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công.

- Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp.

2.3.5 Chi phí chung

- Chi phí chung bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm % trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm % trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.

- Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì mỗi hạng mục công trình đó được coi như công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo từng loại công trình phù hợp.

2.3.6 Thuế và lãi

- Hiện nay các doanh nghiệp xây dựng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, người mua hàng

phải chịu thông qua thuế gộp vào giá bán. Thuế VAT về xây dựng là 10%. Thuế giá trị gia tăng đầu ra được sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng …Còn lãi khi xác định giá dự thầu, do sản phẩm xây dựng được sản xuất ra theo đơn đặt hàng, nên sản phẩm làm xong coi như là đã bán sản phẩm . Nên khi đấu thầu thường giảm lãi để tăng khả năng trúng thầu vì giá sản phẩm rất lớn nên chỉ cần một tỷ lệ lãi nhỏ thì về giá trị thu được cũng rất lớn.

2.3.7 Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:

- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công trình còn lại.

- Đối với các trường hợp đặc biệt khác ( ví dụ như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo,…) nếu theo khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán xác định chi phí này cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu, giá dự thầu được thanh toán theo giá hợp đồng đã được ký kết.

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể dùng khoản chi phí này để xây dựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công nhân.

3. Biện pháp thi công cho tầng 10-11-123.1 Thi công các kết cấu bê tông cốt thép 3.1 Thi công các kết cấu bê tông cốt thép 3.1.1. Công tác cốt thép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cốt thép được gia công đúng theo thiết kế và theo quy phạm thi công và nghiệm thu cốt thép (TCVN 5574-1991).

- Thép được lấy theo đúng nguồn quy định của Công ty - Trang thiết bị gia công thép :

+ Máy cắt uốn sắt BB-420: Φ6 ∼ 40 2,2KW (Trung Quốc) + Máy cắt sắt cầm tay:

+ Bàn và vam uốn thủ công: 03 bộ bàn uốn Φ6 ∼ 10 + Máy hàn điện: 02 máy

+ Tời và bàn kéo thép cuộn: 01 bộ

+ Sân bãi để thép được đặt kê cao 45cm có bạt che mưa xếp đặt thành từng loại kích thước, thép sau gia công được bó thành từng loại có đính nhãn ghi rõ mã số để đưa lắp đặt đúng địa chỉ.

Thép đã gia công phải được bảo quản trong kho lán được kê cao trên 400mm. Nếu sét gỉ phải đánh sạch mới đưa vào lắp đặt.

Thép gia công phải cắt chính xác kích thước cấu kiện các mỏ uốn, góc uốn và mối nối phải thực hiện đúng thiết kế và theo đúng quy phạm, mối hàn thép tiến hành theo TCVN 5724-93.

Lắp đặt thép phải tuân thủ quy định của thiết kế và được kê đệm neo đảm bảo đúng chiều dày lớp bảo vệ.

Cố định thép trong ván khuôn phải làm đúng thiết kế mối buộc phải buộc đủ lớn hơn 50% vị trí thép giao nhau và buộc bằng dây thép đen, mềm Φ 0,8 ÷ 1 mm đủ vững chắc ổn định trong suốt thời gian đổ đầm bê tông.

Để định vị các thanh thép lớn chịu lực chính, ở vị trí giao dầm cột và dầm với dầm cần tăng cường các đai ở vị trí này bằng các mối hàn đính định vị. Đảm bảo giữ đúng vị trí thép chủ trong Bê tông có kết cấu khối lớn.

3.1.2 Công tác ván khuôn

Độ chính xác của cấu kiện BTCT cần thích hợp với vật tư trang bị lắp đặt ốp lát hoàn thiện cùng điện nước. Tất cả đòi hỏi công tác ván khuôn cần loại tổ hợp loại mới có độ chính xác cao, vững chắc, thao tác lắp dỡ thuận tiện. Kết hợp với dàn đà văng cây chống và dàn giáo tổ hợp vững chắc chịu lực cao, dùng nhiều tác dụng, di chuyển tháo lắp dễ dàng.

Các chi tiết cốp pha cho góc trong, góc ngoài, cho liên kết mặt dầm, sàn, dầm cột, dầm giao góc, các giao góc vách và hệ văng chống, giằng cứng, giằng tăng đơ được thiết kế thi công chỉ dẫn cụ thể cho thợ lắp dựng đảm bảo đúng kích thước, kín và vững chắc.

Tổ hợp cốp pha có đủ chi tiết và kích thước cho việc lắp dựng các góc lồi lõm, có cấu tạo gân vững chắc bề mặt nên lắp dựng phải sử dụng đúng loại, đúng yêu cầu thiết kế của chi tiết lắp dựng. Không sử dụng sai vị trí, kích thước, không làm cong vênh, thủng và bảo dưỡng cạo sạch bẩn bám, bôi dầu ngay sau khi tháo dỡ. Tuyệt đối không khoan, cắt và lắp dựng khi thiếu sâu khoá, kẹp nối tấm để đảm bảo vững chắc bề mặt cốp pha.

Lắp dựng cốp pha phải dẫn trục cấu kiện, định vị đúng vị trí và cao trình. Muốn vậy phải thực hiện đặt chốt, móc bằng thép Φ10 ÷ Φ14 lúc đổ bê tông sàn vừa xong để định vị cốp pha cột

Để lắp dựng cốp pha dầm sàn phải định vị tim và cao trình lên hệ cột, triển khai hệ dàn giáo giá đỡ cây chống tổ hợp theo trục lưới vào cao trình đáy dầm sàn để lắp dựng chuẩn xác , chống đỡ giằng giữ dầm sàn được vững chắc bằng hệ dàn giáo tổ hợp.

Lắp dựng cốp pha cột phải có một mặt cột và một bên mặt ngoài vách để cửa đổ bê tông.

Tuyệt dối không đổ bê tông cột, vách từ trên đỉnh cột, vách xuống gây rỗ bê tông, phân tầng và biến dạng phình cốp pha.

Đổ bê tông thương phẩm bằng vòi bơm nên áp lực Bê tông lên mặt cốp pha lớn. Yêu cầu của công tác cốp pha phải thật vững chắc, không biến dạng kích thước. Cốppha phải văng gông và vít tăng đơ đảm bảo thẳng đứng tuyệt đối với vách cứng và cột.

Với dầm sàn phải kiểm tra cây chống, văng, giằng, và độ kín của dầm sàn trong suốt thời gian đổ Bê tông cho đến khi kết thúc. Lưu ý sự ổn định của các móc khoá, nêm, văng, giằng các khe hở phát sinh khi đổ phải bịt kín lại ngay.

Dàn giáo tổ hợp có kết cấu vững chắc, hợp lý dễ lắp dựng, tháo dỡ xong phải kiểm tra từng chi tiết khâu nối ghép. Nếu long, lỏng hay làm việc chỗ căng chỗ lỏng sẽ phát sinh biến dạng. Do vậy cần kiểm tra liên tục trong quá trình đổ bê tông. Kỹ sư thi công cùng Đội trưởng lắp dựng cốp pha trực tiếp phụ trách đảm bảo cốp pha vững chắc, đổ bê tông an toàn.

Mọi sai số kích thước và tim cốt cấu kiện được kiểm tra lại và xử lý khi kết thúc đổ bê tông. Đồng thời đặt ngay chốt móc định vị cho giai đoạn tiếp.

Tháo dỡ cốp pha theo quy phạm kỹ thuật đổ bê tông, cốp pha tháo dỡ phải theo trình tự lắp sau tháo trước tuyệt đối không làm sai quy trình an toàn khi tháo dỡ cốppha. Tháo dỡ làm vệ sinh bảo dưỡng và sắp xếp đúng quy trình để lắp lại đúng vị trí lặp lại.

Việc tháo dỡ phải làm đúng hướng dẫn của kỹ thuật thi công. Khi bê tông đủ thời gian bảo dưỡng đạt cường độ 80%. Riêng các kết cấu khẩu độ lớn, kết cấu con son phải có kỹ sư chỉ huy tháo dỡ và kiểm tra đối trọng đủ cho phép mới tháo dỡ.

Hoàn thành lắp đặt cốp pha, cốt thép một cấu kiện nào đó phải mời Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu có Tư vấn Giám sát kiểm tra đạt yêu cầu cho phép chuyển thi công đổ Bê tông tiếp.

Lắp dựng ván khuôn sàn, dầm tại công trường

Khi thi công bê tông móng, cột Công ty dùng bê tông trộn tại công trường Tất cả các loại vật liệu, Cát, Đá, Xi măng có chứng chỉ nguồn gốc, có chứng chỉ kiểm tra cường độ, cấp phối được thiết kế qua kiểm tra mẫu đúc.

Công tác trắc đạc định vị lưới trục cao trình lên thành cốp pha cột, dầm để dễ kiểm tra trong quá trình đổ bê tông. Việc tổng vệ sinh cột sàn dầm bằng vòi phun nước áp lực. Công tác đổ bê tông được tiến hành sau khi nghiệm thu xong cốp pha cốt thép.

Đầm bê tông phải tránh làm sai lệch vị trí thép và hư hỏng cốp pha. Khi đầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC VÀ CÔNG TRÌNH DOANH TRẠI F BỘ F 361 VÀ E BỘ E 293 (Trang 33)