Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu bài bỏo cỏo

2.4.7. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

Bên cạnh việc huy động vốn, cách điều hành, sử dụng nguồn vốn

như thế nào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu như ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không thu hồi được thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị ứ đọng, không quay vòng được nhanh. Còn nếu như ngân hàng thực hiện tốt công tác tín dụng, đầu tư, kinh

Uy tín của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo điều kiện huy động vốn được

dễ dàng hơn.

Từ phần thực trạng ở chương II, ta thấy tình hình kinh doanh của

ngân hàng là khả quan. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngân hàng trong thời

gian tới là tiếp tục tăng doanh số cho vay, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn hiệu quả. Để làm được điều này, ngân hàng phải thực hiện các

biện pháp sau:

a. Ngân hàng phải chủ động tìm các dự án đầu tư có hiệu quả. Trước khi cho vay ngân hàng cần thẩm định kỹ về khách hàng. Trong quá trình thực hiện dự án cho vay, các cán bộ tín dụng phải thường

xuyên định kỳ theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, có những nhận xét, kiến nghị lên ban lãnh đạo để đưa ra được những quyết định

kịp thời tránh tổn thất cho ngân hàng.

b. Ngân hàng phải thường xuyên thống kê các khế ước đến hạn, có

kế hoạch đôn đốc trả nợ đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn trên tinh

thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Bằng các mối quan hệ của mình, ngân

hàng có thể hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm của họ trong trường hợp sản phẩm có chất lượng còn thấp, bị giảm giá do cung lớn hơn cầu... làm được điều này, ngân hàng không những thu hồi được vốn cho vay,

giảm rủi ro ở mức thấp nhất mà còn giúp doanh nghiệp không bị phá sản.

c. Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền quận để

quản lý tài sản thế chấp, thường xuyên trao đổi thông tin với trung tâm

cung cấp những thông tin về rủi ro tín dụng ngân hàng. Sau khi cấp phát tiền vay, ngân hàng làm bản thông báo cho công an, viện kiểm sát... biết

những tài sản đã thế chấp. Cơ quan pháp luật Nhà nước sẽ không xác nhận bất cứ trường hợp nào do chủ tài sản đề nghị chuyển nhượng, cho

thuê hoặc để thế chấp ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)