Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Chuyên đề kế toán chi phí và tính giá thành (Trang 56)

phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất – Nhập khẩu Thực phẩm Thái Bình. 3.2.1. Hoàn thiện việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

Việc xác định đúng đối tượng và phương pháp kế toán chi phí còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ yêu cầu cung cấp những thông tin nhạy cảm, kịp thời để Ban giám đốc có thể xem xét đưa ra các Quyết định quản trị nhanh chóng về chi phí, chất lượng sản phẩm ... khi có những biến động trên thị trường về các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, các chính sách của các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể trong những tháng đầu năm nay, khi mà giá dầu thế giới liên tục leo làm cho giá các loại nguyên vật liệu cũng không tránh khỏi sự tăng giá trong đó có mặt hàng nguyên vật liệu của Công ty thì việc đưa ra các quyết định về điều chỉnh chi phí là rất cần thiết đối với Ban giám đốc của Công ty.

Từ những lý do, ý nghĩa nêu trên nên việc kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm cần phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty về quy trình sản xuất, trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị... từ đó gía thành mới được tính đúng. Đồng thời việc tính đúng, tính đủ giá thành giúp phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả thực hiện tài chính, tránh tình trang lãi giả lỗ thật. Công việc này là công việc đòi hỏi thường xuyên, liên tục cập nhật những kiến thức khoa học quản lý mới. Do đó, việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết ở Công ty Cổ phần Xuất – Nhập khẩu Thực phẩm Thái Bình.

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính gía thành sản phẩm. pháp tính gía thành sản phẩm.

Qua quá trình tìm hi u th c tr ng k toán chi phí s n xu t v tínhể ự ạ ế ả ấ à

giá th nh s n ph m, k t h p v i vi c nghiên c u k toán v nh ng ki nà ả ẩ ế ợ ớ ệ ứ ế à ữ ế

nh m ho n thi n k toán chi phí s n xu t v tính giá th nh s n ph mằ à ệ ế ả ấ à à ả ẩ

Công ty C ph n Xu t Nh p kh u Th c ph m Thái Bình.ổ ầ ấ ậ ẩ ự ẩ

Thứ nhất: Về kỳ tính giá thành.

Kỳ tính giá thành theo quý giúp cho khối lượng công việc được giảm bớt nhưng thông tin cung cấp cho ban lãnh đạo Công ty có thể không ứng xử được linh hoạt với những thay đổi trên thị trường, bỏ lỡ những cơ hội. Hơn nữa, Công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán máy, công việc tính giá thành là hoàn toàn do máy xử lý. Vì vậy khối lượng công việc cũng không thực sự là khó khăn lắm. Bởi vậy theo em kỳ tính giá thành theo tháng sẽ giúp Công ty có những quyết định quản trị kịp thời hơn.

Thứ hai: Phương pháp tính trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.

Giá thực tế của vật liệu xuất kho được Công ty sử dụng theo phương pháp bình quân cố định, mặc dù khối lượng kế toán giảm nhưng chỉ tính được trị giá vốn thực tế của vật tư vào thời điểm cuối kỳ, Công ty nên sử dụng phương pháp bình quân liên hoàn sẽ hợp lý hơn. Vì hoạt động sản xuất của Công ty là liên tục, vật tư mua vào có thể xuất ra để xử dụng ngay. Theo cách tính này, xác định được trị giá vốn thực tế vật tư hàng ngày cung cấp thông tin được kịp thời. Hơn nữa Công ty đã làm kế toán máy nên việc lựa chọn phương pháp này càng trở nên thích ứng và hiệu quả hơn.

Thứ ba: Kế toán về các khoản trích trước.

Công ty không tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép. Do vậy toàn bộ khoản tiền lương công nhân nghỉ phép sẽ tính ngay vào sản xuất kinh doanh trong kỳ TK622 . Như vậy kỳ này sẽ phải chịu tất cả chi phí và sẽ đội giá thành cao hơn.

Theo em kế toán Công ty nên xác định và tính trước tiền lương công nhân nghỉ phép và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ.

Làm như vậy kỳ này sẽ không phải chịu tất cả chi phí sản xuất vì thực tế chi phí đó đã dược tính dần vào chi phí sản xuất ở các kỳ trước.

Trình tự như sau: Tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX = lương cơ bản bình quân một CNSX x Số CNTTSX trong tháng Tổng số ngày nghỉ phép

Số tiền trích trước hàng kỳ tính theo công thức:

Mức trích trước tiền lương Tỷ lệ Số tiền lương chính phải nghỉ phép của CNSX hàng = trích x trả cho số CNSX trong kỳ theo kế hoạch trước kỳ( tháng)

Tỷ lệ trích trước

-

Tổng tiền lương nghỉ phép của CNTTSX phải trả theo kế hoạch

Tổng tiền lương chính phải trả cho CNSX trong năm theo kế hoạch

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán định khoản:

Nợ TK 622 Có TK 335

Tiền lương thực tế phải trả cho CNSX, kế toán ghi: Nợ 335

Có TK 334

Khi thanh toán tiền lương cho CNSX kế toán ghi: Nợ TK 334

Thứ tư: Đối với chi phí về điện nước.

Là khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, ở Công ty, toàn bộ chi phí điện năng được tập hợp hết vào chi phí sản xuất chung(TK6278), kể cả dùng cho các phòng ban phân xưởng và một số công việc khác cũng ghi tăng chi phí cho TK6278, điều này cũng làm cho giá thành tăng lên một cách không hợp lý.

Để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và phản ánh chính xác đối tượng gánh chịu chi phí, Công ty nên tiến hành phân bổ điện cho từng đối tượng sử dụng. Như vậy cần phải tiến hành thống kê số giờ máy chạy cho mỗi phân xưởng, đồng thời phải xác định rõ công suất hoạt động của máy móc thiết bị là bao nhiêu. Căn cứ vào công suất hoạt động của máy móc thiết bị và số máy chạy của các phân xưởng sản xuất để tính ra số điện tiêu thụ cho mỗi phân xưởng. Toàn bộ số điện tiêu thụ của Công ty sau khi trừ đi số điện dùng cho sản xuất, số còn lại thuộc về các phòng ban quản lý.

Thứ năm: Về kế toán các khoản phế liệu thu hồi.

Trong quá trình sản xuất chế biến, ngoài các sản phẩm hoàn thành nhập kho doanh nghiệp còn thu hồi được một số phụ phẩm như tim, lòng, ruột lợn….Các khoản phụ phẩm này được bán ra ngoài và thu trực tiếp bằng tiền mặt.

Tại Công ty nghiệp vụ này được kế toán định khoản: Nợ TK 1111

Có TK 131

Như vậy giá thành sẽ không chính xác ( giá thành sản phẩm trong kỳ sẽ tăng lên). Để hoàn thiện nghiệp vụ này thì phế liệu thu hồi đó thuộc sản phẩm nào thì phần giá trị của nó theo giá bán ra kế toán ghi giảm chi phí NVL cho sản phẩm đó.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ cũng như tổ chức bộ máy quản lí và yêu cầu quản lí chi phí, quản lí giá thành. Do vậy công ty nên ứng dụng với điều kiện cụ thể để phục vụ tốt cho yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp cũng như từng bộ phận có liên quan.

Lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một lĩnh vực chủ yếu nhất của kế toán quản trị. Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải xuất phát từ yêu cầu quản trị doanh nghiệp và góp phần vào quá trình quản trị nội bộ.

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa phải sử dụng hệ thống kế toán tài chính do Nhà nước qui định, phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán chung, đảm bảo cung cấp các thông tin chân thực, tiết kiệm hao phí lao động.

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải phù hợp với việc áp dụng thành tựu công nghệ tin học vào trong công tác kế toán, giúp cho việc kế toán được chi tiết, cụ thể theo nhiều yêu cầu mà khối lượng tính toán, ghi chép sổ sách được tiến hành một cách nhanh chóng ít sai sót, nhầm lẫn.

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải dựa trên cơ sở phối hợp đồng bộ các phòng ban liên quan, đổi mới cơ chế quản lí tài chính để cùng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Về phân công lao động kế toán: Do số lượng nhân viên kế toán còn ít nên một nhân viên kế toán thường đảm nhận hai hoặc ba phần hành. Hơn nữa, trong quá trình công tác vì một lý do nào đó nhân viên phải nghỉ làm một thời gian, người thay thế sẽ phải tìm hiểu từ đầu về phần hành đó. Cho

nên Công ty nên có thêm nhân viên kế toán và mỗi nhân viên cũng nên tìm hiểu thêm về công việc của người khác cùng làm trong bộ phận kế toán để khi có người nghỉ thì việc bàn giao công việc cũng không gây khó khăn cho người nhận bàn giao công việc giảm thiểu được sai sót.

3.2.3. Hoàn thiện chứng từ và luân chuyển chứng từ về chi phí

Kế toán chi phí tính giá thành về đặc điểm tính chi phí của Công ty là tương đối dễ quản lý do không có sản phẩm dở cuối kỳ, chi phí nguyên vật liệu chính chiếm đến 80% giá thành, các chi phí vật tư phụ chỉ chiếm 20% và đã được định mức chính xác đến từng công đoạn sản xuất. Việc chi phí tính giá thành được thực hiện theo từng quý lấy số liệu báo cáo quản trị nội bộ. Đối tượng tính giá thành gồm hai sản phẩm chính là lợn sữa và thịt lọc nội địa. Kế toán chi phí tính giá thành cho hai sản phẩm này được phân bổ theo hệ số tiền lương và sau đó được quy về hệ số theo từng sản phẩm cụ thể.

Công tác kiểm tra kiểm soát được Công ty duy trì nghiêm ngặt trong tất cả các khâu: Bao gồm hệ thống định mức các tiêu hao nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ....Được áp dụng công khai và có báo cáo định kỳ.

Việc kiểm soát 100% các hoạt động nhập xuất luôn có đủ các thành phần ( thủ kho kế toán, người giao nhận ) được duy trì thường xuyên đảm bảo tính chính xác nghiêm ngặt.

Các chứng từ kế toán, sổ kế toán có đủ các chứng từ các bên liên quan đảm bảo có sự kiểm soát chéo về cả hình thức và nội dung cho từng nghiệp vụ.

Về công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty căn cứ vào kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, báo cáo quản trị nội bộ hàng quý phòng kế toán lập báo cáo về tình hình doanh thu vốn và lưu chuyển tiền tệ của Công ty, báo cáo về tình hình lợi nhuận và khả năng nhu

cầu vốn cũng như đáp ứng vốn kinh doanh của Công ty trong tương lai.

3.2.4. Hoàn thiện tài khoản và phương pháp kế toán chi phí

Như đã nói ở phần trên, các tài khoản dùng để tập hợp chi phí như TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 sẽ không cần phải mở chi tiết cho Công ty nữa, vậy lúc này các tài khoản trên có thể được mở chi tiết như sau:

VD: TK 6211- Phân xưởng 1 TK 6212- Phân xưởng 2 TK 6213- Phân xưởng 3

Hiện tại, Công ty Cổ phần Xuất – Nhập khẩu thực phẩm Thái Bình đang sử dụng TK 621 để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ), điều này không có gì sai so với chế độ kế toán hiện hành, nhưng theo em tại mỗi phân xưởng Công ty nên mở chi tiết cho cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, như vậy kế toán sẽ không mất thời gian vào việc tách nguyên vật liệu trực tiếp thành đối tượng chế biến ( NVL chính) và chi phí chế biến ( NVL phụ).

3.2.5 Hoàn thiện sổ kế toán tổng hợp

Từ nhược điểm đã nêu ở trên, theo em kế toán nên theo dõi các chứng từ xuất vật tư của các phân xưởng trên các Bảng kê chi tiết xuất vật tư được mở cho từng phân xưởng. Hoặc có thể ghi trên một sổ nhưng tách thành các cột khác nhau theo dõi cho từng phân xưởng. Như vậy kế toán sẽ có đợc số tổng xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng trong khi vẫn có được số tổng cộng xuất vật tư của toàn Công ty.

KẾT LUẬN

Một lần nữa cần khẳng định rằng kế toán chi phí và tính giá thành là công tác kế toán không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty cổ phần XNK Thái Bình nói riêng. Thông qua công tác kế toán chi phí và tính giá thành sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất quản lý và sử dụng tài sản, vật tư 1 cách tiết kiệm và có hiệu quả góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy, tăng tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần XNK Thái Bình em thấy công tác kế toán chi phí và tính giá thành có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó là 1 công cụ quản lý đắc lực giúp lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình và có được những biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành nói riêng và tổ chức công tác kế toán nói chung phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Những bài học thực tế tích lũy được trong thời gian thực tập tại công ty đã giúp em củng cố và vững thêm những kiến thức mà em học được ở nhà trường.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, cô giáo TS. Nguyễn Thị Hồng Phương đã tận tình hướng dẫn trực tiếp cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty CP XNK Thực phẩm Thái Bình đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Thái Bình, ngày …. Tháng….. năm…… Sinh viên thực tập

XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CP XNK THỰC PHẨM THÁI BÌNH ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. Ngày ... tháng ... năm ...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình nguyên lí kế toán ,TS Nguyễn Quang Thiệu, Nhà xuất bản tài chính

2. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, PGS, TS Nguyễn Văn Công Nhà xuất bản Lao động - xã hội

3. Chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/32006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

4. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất – Nhập khẩu Thực phẩm Thái Bình năm 2011 – 2012.

5. Các tạp chí Tài chính, tạp chí kế toán, tạp chí kinh tế phát triển…. 6.Các webside Bộ tài chính ( http://www.mof.gov.vn ) , tạp chí thuế ( http://www.gdt.gov.vn)

Một phần của tài liệu Chuyên đề kế toán chi phí và tính giá thành (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w