Hút dịch phế quản

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang Hồi sức cấp cứu doc (Trang 37 - 38)

__________________________________________________________________

1. Chỉ định: sau khi đặt nội khí quản và mở khí quản

2. Dụng cụ:

- Máy hút dịch (điện hoặc đạp chân hoặc hệ thống hút trung tâm)

- Sonde hút dịch: mềm, dài 30 - 35 cm, đ−ờng kính trong 2-3mm, đầu tù có 2-3 lỗ. - Lọ đựng sonde vô khuẩn, lọ đựng n−ớc muối sinh lý hoặc n−ớc cất vô khuẩn để

tráng sonde sau mỗi lần hút

- Lọ thuốc sát khuẩn để ngâm sonde bẩn - Kìm kocher để gắp sonde

- Bóng bóp ambu

- Găng tay vô khuẩn cho nhân viên hút.

3. Tiến hành:

− Bệnh nhân nằm ngửa

− Ng−ời hút dùng kẹp gắp đầu sonde đ−a nhanh qua ống nội khí quản cho đếnkhi bệnh nhân có phản xạ ho thì mở mày hút rồi kéo sonde từ từ ra, vừa kéo vừa vê đầu sonde, chỉ đẩy đi đẩy lại khi không hút đ−ợc đờm.

− Hút theo 3 t− thế: đầu bệnh nhân ngửa: hút ở phế quản gốc, rồi nghiêng đầu bệnh nhân sang phải, trái để đ−a sonde hút đờm ở các phế quản trái và phải. − Mỗi đợt hút 3 t− thế nh− trên không quá 2 phút phòng thiếu oxy gây ngừng

thở, ngừng tim. Sau khi hút nếu bệnh nhân xanh tím cần bóp bóng cho bệnh nhân vài phút.

− Khi hút xong phải rửa sonde sạch sẽ, ngân sonde vào dung dịch sát khuẩn − Sau mỗi lần hút nhỏ vào khí quản 1ml dung dịch nabica 1,4% hoặc 0,5ml

alphachymotrypsin (dung dịch 1mg trong 10ml n−ớc cất) để làm loãng đờm.

Biến chứng: ngừng thở, ngừng tim th−ờng do hút đờm quá lâu hoặc đ−a sonde hút vào quá ngắn, đờm dịch tiết ở sâu, dây hút không tới nên bị tắc ngẽn càng làm thiếu oxy. Xử trí bằng bóp bóng có thêm oxy cho đến khi hết tím mới hút lại, xử trí ngừng tim nh− thông th−ờng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang Hồi sức cấp cứu doc (Trang 37 - 38)