Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa (Trang 34)

yếu là HSX nông nghiệp ở nông thôn nên NHNo huyện Hoằng Hóa có những

nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân khách quan:

Một là, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, do vậy chính sách cơ

chế của nhà nước cũng luôn thay đổi và đi tới hoàn thiện. Quá trình thay đổi đó nhiều khi làm các chủ thể kinh tế hướng không kịp, không giải phóng được

vốn, gây khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Hai là, sự biến động của giá cả thị trường, nhất là giá nông sản người

nông dân bán sản phẩm không bù đắp nổi chi phí , nên đợi giá chưa bán được

dẫn đến không có tiền trả nợ.

Ba là, do địa bàn kinh doanh rộng, khách hàng chủ yếu là HSX, ở vùng nông thôn cho vay vốn mượn nhỏ, trong khi đó hình thức vay trực tiếp là chủ

yếu, nên đã có biểu hiện quá tải về công việc đối với CBTD.

Bốn là, mặc dù có nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động để đảm bảo hoạt động kinh doanh, tuy nhiên dư nợ vẫn cao hơn tổng nguồn vốn huy động, tức là chi nhánh vẫn phải sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng cấp trên làm tăng chi phí đầu vào ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng.

Năm là, tỷ lệ nợ quá hạn tuy ở mức thấp và đã có giảm dần qua các năm, nhưng công tác thu nợ chưa thực sự thực sự đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sáu là, việc thẩm định dự án đầu tư của cán bộ tín dụng còn đơn giản,

theo lối mòn cũ, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tính khả thi của dự

án, nhất là cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn.

Bảy là, về công nghệ, mặc dù được trang bị hệ thống máy tính tương đối hiện đại nhưng việc sử dụng nó chưa phát huy hết hiệu quả.

Tám là, cán bộ tín dụng trình độ còn hạn chế, có nhiều cán bộ còn chưa

sử dụng thành thạo máy vi tính, cán bộ có trình độ phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi cao của thị trường còn ít.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, Nguồn vốn huy động không đạt kế hoạch năm đã đề ra: về khách quan do tác động của tăng giá hàng hoá trên thị trường, tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn lãi suất huy động vốn, tác động đến người gửi tiền chuyển hướng đầu tư, về chủ quan công tác thông tin truyên truyền chưa mạnh, cơ

chế khoán chỉ tiêu huy động vốn chưa chặt chẽ.

Hai là, việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều thiếu sót, chưa thu

thập đầy đủ các thông tin về khách hàng để có kết quả đánh giá chính xác.

Việc kiểm tra, kiểm soát khi cho vay nhiều khi còn mang tính hình thức. Việc

thẩm định các dự án còn nhiều bất cập, chưa thống nhất vì chưa có bộ phận

án hầu như đều do cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định và chịu trách nhiệm

thẩm định đối với các khoản vay đó.

Ba là, hệ thống thông tin còn yếu kém, chất lượng thông tin cung cấp chưa cao, thiếu sự cập nhật.

Bốn là, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh vẫn chưa đạt

yêu cầu, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, do đó đã không phát hiện kịp thời

những sai phạm trong hoạt động ngân hàng.

Năm là, trình độ cán bộ còn hạn chế, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

còn chưa cao.

Sáu là, khách hàng không kê khai đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do vậy ngân hàng không nắm được năng lực thực sự

của khách hàng.

Bảy là, các hệ thống văn bản pháp luật, môi trường kinh tế… đều ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Trên đây là những kết quả đạt được và hạn chế của ngân hàng, đồng

thời cũng đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại đó. Từ đó đưa

ra một số giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hoằng Hóa.

2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa

2.3.1 Định hướng hoạt động kinh tế của NHNo&PTNT Hoằng Hóa

trong thời gian tới

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng

từ năm1986, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đổi cơ chế kế hoạch

hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng

XHCN và hội nhập kinh tế thế giới... Hệ thống ngân hàng được cải cách theo

nguyên tắc thị trường, đảm bảo phân bổ có hiệu quả và an toàn các nguồn lực tài chính. Tác động và kết quả trực tiếp của tiến trình này là việc tiền tệ hoá

sâu sắc các nguồn lực kinh tế và các quan hệ kinh tế. Điều này có nghĩa là cải

cách kinh tế đã và sẽ tiếp tục gắn chặt với tự do hoá tài chính trong mối quan

hệ hỗ trợ lẫn nhau, mở ra tiềm năng, cơ hội phát triển cho hệ thống ngân

hàng.

Cải cách ngân hàng ở Việt Nam theo định hướng thị trường và hội nhập

tài chính quốc tế đã đạt được một số thành tựu lớn, đó là sự thay đổi căn bản

về cấu trúc thể chế với việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, sự đổi mới

về hoạt động và điều hành thể hiện qua việc NHNN chỉ can thiệp vào lãi suất

và tỷ giá thông qua thị trường tiền tệ và công cụ của chính sách tiền tệ

được áp dụng...

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống NHTM

Việt Nam những thách thức lớn. Trước mắt đó là gia tăng áp lực cạnh tranh

trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM to cạnh tranh với nhau và với các NHTM nước ngoài. Mặt khác hiện nay các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu

kém: khả năng cạnh tranh thấp, năng lực tài chính yếu, quy mô hoạt động

nhỏ, chất lượng và hiệu quả kinh doanh thấp... Hệ thống thanh tra giám sát

ngân hàng còn nhiều điểm chưa tương đồng với thông lệ quốc tế. Hệ thống

pháp luật và thể chế thị trường chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập.

Có thể nói rằng việc NHNN và các NHTM Việt Nam đang đứng trước

những cơ hội lớn cho sự phát triển đồng thời là những khó khăn thách thức do

những yếu kém và thách thức của điều kiện mới. Trước những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức toàn hệ thống ngân hàng phải thực hiện cải cách hơn nữa, cụ thể là:

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về ngân hàng.

- Chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển hệ

thống ngân hàng Việt Nam, chiến lược hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng, có kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng.

- Cải cách tổ chức và hoạt động của NHNN phải phù hợp với cải cách

hành chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân

hàng - tiền tệ.

- Phát triển đồng bộ và vận hành có hiệu quả thị trường tiền tệ.

- Đẩy mạnh việc cơ cấu lại các NHTM theo các đề án đã được chính phủ

phê duyệt.

Cùng với công cuộc đổi mới của toàn hệ thống ngân hàng, NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và có bước phát triển đáng kể,

không nằm ngoài định hướng chiến lược phát triển chung của toàn ngành, NHNo & PTNT Việt Nam đã và đang vạch ra những định hướng phát triển

phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của bản thân ngành và hướng vào mục tiêu phát triển của toàn hệ thống. Với phương châm triết lý kinh doanh là "mang phồn thịnh đến với khách hàng", mục tiêu của NHNo & PTNT Việt

Nam là giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam và trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín trên trường quốc tế.

Muốn đạt được mục tiêu đó, toàn ngành NHNo & PTNT cần nỗ lực không

ngừng, tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, kiện toàn một bước về tổ

chức bộ máy và cán bộ.

Trước những định hướng phát triển của toàn ngành ngân hàng, NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Hoằng Hóa đã có định hướng hoạt động kinh doanh để hướng tới mục tiêu phát triển của ngành và phù hợp với khả

năng của chi nhánh trong điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn huyện Hoằng

Hóa.

Định hướng chung của chi nhánh là "mọi hoạt động đều nhằm tăng trưởng cả về số lượng và nâng cao chất lượng huy động vốn, nâng cao chất lượng cho vay (cho vay lãi suất cao, không có nợ quá hạn, thu hết lãi hàng tháng), hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Trung Ương giao kế hoạch dư nợ

thấp (hạn chế dư nợ) và năm 2009 về cơ bản các NHTMQD sẽ thực hiện các cơ chế trích lập dự phòng rủi ro, chế độ kế toán, cho vay, lãi suất... theo thông

lệ quốc tế ảnh hưởng đến công tác quản trị, điều hành. Trước tình hình đó, kế

hoạch kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Hoằng Hóa cụ thể như sau: Đến cuối tháng 12/2012:

* Kế hoạch huy động vốn dân cư:

- Tổng vốn nội tệ đạt 468.223 tỷ, tăng so với 2011 là 73 tỷ, tốc độ tăng

18.5 %

+ Nguồn vốn không kỳ hạn 37.860 tỷ, tăng 15 tỷ, tốc độ tăng 65.6%.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 398.665 tỷ, tăng 53.8 tỷ, tốc độ tăng 15.6%

+ Nguồn vốn kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 30.7 tỷ, tăng

4 tỷ, tốc độ tăng 15%.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn lớn hơn 24 tháng đạt 0.988 tỷ, tăng 200 triệu,

tốc độ tăng 25.1%.

- Tổng vốn ngoại tệ đạt 807 ngàn USD, tăng 50 ngàn, tốc độ tăng

6.6%.

* Về dư nợ: năm 2012 xây dựng kế hoạch dư nợ tăng 51 tỷ so với

2011, tốc độ 15%, dư nợ thông thường tăng 51 tỷ.

- Dư nợ ngắn hạn thông thường: 200.569 tỷ, tăng 28 tỷ, tốc độ tăng

16.2%.

- Dư nợ trung hạn thông thường: 158.549 tỷ, tăng 27 tỷ, tốc độ tăng

20.5%.

- Dư nợ dài hạn: 19.764, giảm 1 tỷ.

- Dư nợ vốn ủy thác đầu tư: 12.286 tỷ, giữ nguyên so với 2011.

- Tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn so với tổng dư nợ: 47.1%.

- Nợ xấu: 27.810 triệu, tỷ lệ nợ xấu: dưới 7.1%.

Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Hoằng Hóa còn tập trung vào việc phát

triển sản phẩm dịch vụ như sản phẩm thẻ ATM, tăng cường tiếp thị, quảng cáo để khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng...

Trên đây là một số định hướng chiến lược phát triển chung của toàn hệ

thống ngân hàng hướng tới tiến trình hội nhập quốc tế, mục tiêu và định hướng chiến lược của NHNo & PTNT Việt Nam trong thời gian tới. Qua đó

chúng ta có thể nhìn nhận được hướng phát triển của NHNo&PTNT Hoằng Hóa, đồng thời qua một số chỉ tiêu cơ bản chúng ta có thể thấy được kế hoạch

kinh doanh chủ yếu của NHNo Hoằng Hóa đến 31/12/2012.

2.3.2 Giải pháp hoàn thiện và mở rộng vốn tín dụng tại NHNo&PTNT

huyện Hoằng Hóa

2.3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ

- Cải tiến thủ tục tín dụng

Trong điều kiện hiện nay, số hộ có đủ giấy tờ hợp lệ, đủ trình độ để kê khai những giấy tờ trong quy định về thể lệ tín dụng của ngân hàng chưa

nhiều, song nhu cầu vốn lại rất lớn. Nếu Ngân hàng không cho họ vay thì sẽ

dẫn đến mất khách hàng, hoặc tổ chức tín dụng khác thu hút mất, cho nên cho nên việc cải tiến thủ tục hồ sơ gọn nhẹ an toàn và thuận tiện là một yêu cầu tất

yếu, muốn vậy Ngân hàng cần phải:

Nên có thể lệ tín dụng chung mà trong đó chỉ quy định đối tượng không

cho vay còn biện pháp cho vay, điều kiện cho vay cần cụ thể cho một số đối tượng, địa bàn đặc thù. Vùng xa trung tâm do hạn chế về trình độ và điều kiện đi lại làm thủ tục khó khăn, vậy giấy tờ không thể dài dòng và phức tạp.

Cải tiến bộ hồ sơ cho vay của hộ sản xuất, rút bớt hoặc gộp một số loại

giấy tờ còn chồng chéo, trùng lặp để tạo điều kiện đơn giản hoá trong quá trình lập hồ sơ và theo dõi thực hiện cả đối với ngân hàng và khách hàng như:

nên tìm cách gộp tờ khai tài sản thế chấp, biên bản định giá tài sản, giấy uỷ

quyền phát mại tài sản vào cùng hợp đồng thế chấp vì các thông tin ở các

giấy tờ này có tính trùng lắp ở nhiều điều khoản. Trong hợp đồng thế chấp,

cầm cố tài sản của các khoản vay đối với hộ sản xuất có thể không cần dấu và chữ ký của cơ quan công chứng. Trên thực tế theo các cán bộ tín dụng dày dạn kinh nghiệm thì không có một mối liên quan có ý nghĩa nào giữa có hay

không có thủ tục công chứng trong hồ sơ vay đối với dư nợ quá hạn đối với dư nợ hộ sản xuất.

- Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý

* Về mức cho vay

Trong thực tế Ngân hàng thường chỉ cho vay khoảng 70- 80% số vốn

cần thiết mà khách hàng yêu cầu để tiến hành sản xuất kinh doanh. Chính cái

tiền lệ này đã dẫn đến việc lập hồ sơ khi vay vốn Ngân hàng các khách hàng

thường nâng cao qui mô nguồn vốn lên để có thể vay được đủ số tiền cần

thiết. Điều này gây khó khăn hơn cho Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án, khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, của dự

án. Vì vậy Ngân hàng nên đáp ứng 100% số vốn theo yêu cầu của khách hàng nếu xét thấy dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Nên cho vay bằng 100% giá trị tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất

bởi vì trong thực tế khung giá đất theo qui định của Chính phủ thấp hơn nhiều

so với giá thị trường. Hơn nữa thực tế cho thấy giá đất hầu như có xu hướng

biến động lên, và nếu khi biến động xuống thì thực tế giá thị trường vẫn cao hơn giá theo khung giá qui định.

* Về thời hạn cho vay:

Một thực tế hiện nay là có khá nhiều các khoản vay của hộ sản xuất

phải ra hạn nợ và điều chỉnh kì hạn nợ, nhất là các món vay của hộ nghèo. Qua kiểm tra thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp hộ xin gia hạn nợ và Ngân

hàng đồng ý phê duyệt cho gia hạn nợ không phải do nguyên nhân khách

quan như chế độ quy định, mà thực chất là do thời hạn cho vay của Ngân hàng chưa phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh, thời hạn sinh trưởng, phát

triển thực tế của cây trồng vật nuôi. Do đó điều kiện tiên quyết để cho đồng

vốn Ngân hàng thực sự phát huy hiệu quả thì cần phải xác định cho được một

thời hạn cho vay hợp lý và khoa học. Đặc thù của các hộ là sản xuất kinh

doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau và chính sự

khác nhau về chu kì sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình đòi hỏi Ngân

hàng phải có những kì hạn cho vay phù hợp với từng hộ.

Một điều đáng lưu ý là trong thực tế có thể thời hạn sản xuất ngắn song

thời gian tiêu thụ lại kéo dài. Chính vì vậy Ngân hàng cần nhìn nhận chu kì sản

xuất kinh doanh của hộ sản xuất một cách toàn diện và chi tiết, áp dụng thời

hạn cho vay đối với từng hộ một cách linh hoạt và phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)