NHNo &PTNT thực hiện hai phương thức cho vay đối với HSX là
phương thức cho vay trực tiếp và gián tiếp, nhưng ở NHNo&PTNT Hoằng Hóa thực hiện cho vay trực tiếp dưới cả 2 hình thức là trực tiếp tại ngân hàng và qua tổ tín chấp.
Thực hiện QĐ 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đã được triển khai sâu rộng. NHNo&PTNT Hoằng Hóa đã áp dụng các biện pháp hữu hiệu thông qua cho vay tổ nhóm đến các HSX. Để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao vai trò của Tổ trưởng tổ vay vốn, ngân hàng đã chỉ đạo tiếp tục duy trì giao ban Tổ trưởng tổ vay vốn mỗi tháng 1 lần. Đồng thời cũng soạn thảo nhiều tài liệu, mở nhiều đợt tập huấn theo cụm xã và khu vực cho ban quản lý tổ vay vốn và kết hợp tuyên truyền thông qua các đoàn thể chính trị xã hội
như: hội phụ nữ, hội nông dân,hội cựu chiến binh…
Đây là một hướng đi đúng đắn, thể hiện công tác xã hội hoá hoạt động ngân hàng, vừa có tác dụng đảm bảo an toàn vốn vay ngân hàng (tỷ lệ nợ quá
hạn thấp), vừa nâng cao sức mạnh tương trợ lẫn nhau giữa các hộ nông dân, nhất là giúp các hộ nghèo có được vốn để sản xuất. Sự thành công đó được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12: Doanh số cho vay HSX
(Thời điểm 31/12 hàng năm) Đơn vị :Triệu đồng.
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Tổng doanh số
cho vay
392.702 484.006 586.451
Doanh số cho vay
HSX
312.583 412.234 539.261
Tỷ trọng 79.5% 85.1% 91.9%
(Nguồn :Báo cáo cân đối kế toán NHNo &PTNT Hoằng Hóa giai đoạn 2009-2011)
Biểu đồ 2.10: Doanh số cho vay HSX
79.50%, 31% 85.10%, 33% 91.90%, 36% 2009 2010 2011 2.1.6 Công tác thu hồi vốn
Đối với ngân hàng kết qủa thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng,phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo đảm kinh doanh an toàn và có lãi. Các số liệu thu được cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng ngày
càng tăng, đồng thời doanh số thu nợ cũng ngày càng tăng lên. Điều đó
chứng minh rất thực tiễn hoạt động ngân hàng ngày một phát triển, chất
lượng ngày một bền vững. Công tác thu hồi vốn tại NHNo&PTNT Hoằng
Hóa được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.13: Doanh số thu nợ
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tổng doanh số thu nợ
306.717 412.253 548.696 Doanh số thu nợ HSX
245.374 312.53 410.536
(Nguồn :Báo cáo cân đối kế toán NHNo &PTNT Hoằng Hóa giai đoạn 2009-2011)
Biểu đồ 2.11: Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ HSX 25% 32% 43% 2009 2010 2011
2.2 Đánh giá chất lượng hiệu quả tín dụng đối với HSX của NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa
2.2.1 Những kết quả đạt được:
Kết quả nổi bật là dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và duy trì
ở mức cao. hàng trăm ngàn hộ có đủ vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc
làm góp phần thực hiện quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực
hiện chính sách “xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.
Trong năm đã có hơn 4000 lượt hộ vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh
doanh dịch vụ. Với số tiền 539.261 triệu đồng
- Về trồng trọt : Đã cho vay để mua giống mới lúa, ngô, khoai, cây ăn
quả có năng suất cao. Cải tạo diện tích canh tác thâm canh tăng vụ. Mua máy
móc thiết bị như máy cày, máy tuốt lúa thay thế, giảm nhẹ sức lao động ...
- Về chăn nuôi : Đầu tư mua con giống mới, sản xuất tạo ra các giá trị
kinh tế cao.
- Đầu tư cho hộ sản xuất ngành nghề truyền thống :
+ Sản xuất hàng tiêu dùng nội thất : mộc, mây tre đan, trang trí nội thất + Sản xuất vật liệu xây dựng : Khai thác chế biến gạch, đá xây dựng các
loại…
Khối lượng vốn tín dụng khá lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Doanh số cho vay hàng năm bình quân khoảng 487.719 triệu đồng, trong đó chú trọng đầu tư tập trung vào các
chương trình kinh tế, đặc biệt là ngành chăn nuôi dẫn đến nâng cao năng suất
chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Hoạt động trên địa bàn tập trung nhiều làng nghề, ngân hàng đã đầu tư thích đáng cho khu vực này, chủ yếu là cho vay để mở rộng sản xuất như
máy móc thiết bị, nguyên liệu.
Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm bằng hình thức cho vay qua nhóm như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, tổ nhóm tín chấp đã tập trung đầu mối khách
hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín
dụng và tỷ lệ an toàn vốn cao (NQH thấp, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ khoảng 0,06%)
dư nợ ngày càng tăng qua các năm.
Chất lượng tín dụng là vấn đề sống còn đối với Ngân hàng luôn được
củng cố và nâng cao.
Như vậy cho vay trang trại, cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Khẳng định vị thế và vai trò của chi nhánh trong công tác đầu tư cho vay phục
vụ phát triển kinh tế địa phương, đồng thời chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cho
vay qua tổ nhóm tín chấp mặt khác cũng phản ánh sự cố gằng lỗ lực của Ngân
hàng trong công tác mở rộng quy mô tín dụng chiếm lĩnh thị trường.
- Năm vừa qua chi nhánh đã tổ chức đổi địa bàn của CBTD, phân công
lại CBTD đúng người đúng việc đảm bảo hoạt động tín dụng có hiệu quả,
chất lượng tín dụng tốt, tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
- Chọn lọc khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo HMTD giảm
thiểu hồ sơ vay vốn, áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận phù hợp, từ đó thu hút được khách hàng, mở rộng kinh doanh.
- Hoạt động cho vay tiêu dùng trong các năm qua, ngày càng được củng
cố, cho vay với định kỳ trả gốc và lãi vay đáp ứng được nhu cầu cá nhân, hộ gia đình có thu nhập ổn định cần vốn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng, hình thức này mới ra đời xong chi nhánh đã thực hiện chương trình marketing trên các lĩnh vực thông tin đại chúng...Cho nên đã thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu đến vay góp phần mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng, mặt khác thúc đẩy việc sử dụng các phương thức cho vay lớn như: thấu chi, thẻ tín
dụng đối với Khách hàng vay tiêu dùng.
2.2.1.1 Những mặt tồn tại:
Trong những năm qua hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ tại
NHNo&PTNT Hoằng Hoá đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã có những bước tăng trưởng vượt bậc về cả chất và lượng, góp phần to lớn vào công cuộc CNH_HĐH nông nghiệp nông thôn Hoằng Hoá. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ của Ngân hàng còn gặp một
số tồn tại nhất định ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng, thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau:
Một là, cơ chế chính sách tín dụng đối với đặc thù từng nhóm ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất còn chưa được xây dựng một cách cụ thể và hợp lý. Quy trình tín dụng và các điều
kiện vay vốn còn khá phức tạp, chưa phù hợp với yêu cầu của điều kiện thực
tế.
Hai là, hiện tại NHNo&PTNT Hoằng Hoá đã phục vụ được khoảng 40,5% tổng số hộ trên toàn huyện. Như vậy còn khoảng 59,5% số hộ sản xuất trên địa bàn chưa tiếp cận được với vốn vay Ngân hàng, nhu cầu về vốn sản
xuất của các hộ còn rất lớn. Tuy nhiên hiện tại hoạt động tín dụng đối với hộ
sản xuất của NHNo&PTNT Hoằng Hoá còn nhiều vướng mắc trong qui trình, nghiệp vụ. Lực lượng cán bộ trong những năm gần đây thường xuyên biến động nên việc giải quyết nhu cầu vay vốn của các hộ chưa kịp thời,vẫn có một
số hộ xin vay vốn của Ngân hàng nhưng chưa được Ngân hàng đáp ứng.
Ba là, công tác huy động nguồn vốn ở Ngân hàng Huyện hoằng hoá còn gặp nhiều khó khăn vì tiềm năng vốn nhàn trong dân còn thấp, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa đều,chưa tương xứng với tiềm năng địa bàn và tốc độ tăng trưởng dư nợ, một bộ phận cán bộ kể cả một số lãnh đạo chưa
nhận thức đầy đủ những lợi ích của sản phẩm mới: TK gửi góp, TK bậc
thang, các loại hình huy động vốn với thời gian dài...Công tác tuyên truyền
sâu rộng trong dân cư chưa mạnh, biển hiệu Ngân hàng, bảng thông báo lãi suất tiền gửi tiền vay còn chưa rõ ràng sạch đẹp, thiếu kiểm tra đôn đốc kết
quả thực hiện, chưa thực sự gắn kết quả huy động vốn với phân phối tiền lương của bộ phận giao dịch nên kết quả thực hiên thấp, còn ỷ lại vào nguồn
vốn cấp trên, hạn chế kết quả kinh doanh
Bốn là, sự liên kết của Ngân hàng đối với UBND các xã, với các tổ chức kinh tế xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ... còn chưa được thường xuyên và khăng khít, công tác triển khai các chương trình dự án của các cấp
còn gặp nhiều khó khăn. Sự quản lý vốn vay thông qua tổ nhóm còn nhiều
hạn chế dẫn đến sự lạm dụng vốn của các tổ trưởng nhóm trưởng, gây thất
thoát vốn của Ngân hàng.
Năm là, mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT Hoằng Hoá chưa đủ rộng lớn đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của các hộ sản xuất khi vay vốn Ngân hàng. Các khách hàng còn mất nhiều thời gian và chi phí đi lại khi vay
vốn dẫn đến chi phí trên một đồng vốn của khách hàng tăng cao, tạo ra sự
không hiệu quả khi vay vốn của khách hàng.
2.2.1.2 Nguyên nhân tồn tại:
yếu là HSX nông nghiệp ở nông thôn nên NHNo huyện Hoằng Hóa có những
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân khách quan:
Một là, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, do vậy chính sách cơ
chế của nhà nước cũng luôn thay đổi và đi tới hoàn thiện. Quá trình thay đổi đó nhiều khi làm các chủ thể kinh tế hướng không kịp, không giải phóng được
vốn, gây khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Hai là, sự biến động của giá cả thị trường, nhất là giá nông sản người
nông dân bán sản phẩm không bù đắp nổi chi phí , nên đợi giá chưa bán được
dẫn đến không có tiền trả nợ.
Ba là, do địa bàn kinh doanh rộng, khách hàng chủ yếu là HSX, ở vùng nông thôn cho vay vốn mượn nhỏ, trong khi đó hình thức vay trực tiếp là chủ
yếu, nên đã có biểu hiện quá tải về công việc đối với CBTD.
Bốn là, mặc dù có nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động để đảm bảo hoạt động kinh doanh, tuy nhiên dư nợ vẫn cao hơn tổng nguồn vốn huy động, tức là chi nhánh vẫn phải sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng cấp trên làm tăng chi phí đầu vào ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng.
Năm là, tỷ lệ nợ quá hạn tuy ở mức thấp và đã có giảm dần qua các năm, nhưng công tác thu nợ chưa thực sự thực sự đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sáu là, việc thẩm định dự án đầu tư của cán bộ tín dụng còn đơn giản,
theo lối mòn cũ, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tính khả thi của dự
án, nhất là cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn.
Bảy là, về công nghệ, mặc dù được trang bị hệ thống máy tính tương đối hiện đại nhưng việc sử dụng nó chưa phát huy hết hiệu quả.
Tám là, cán bộ tín dụng trình độ còn hạn chế, có nhiều cán bộ còn chưa
sử dụng thành thạo máy vi tính, cán bộ có trình độ phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi cao của thị trường còn ít.
- Nguyên nhân chủ quan:
Một là, Nguồn vốn huy động không đạt kế hoạch năm đã đề ra: về khách quan do tác động của tăng giá hàng hoá trên thị trường, tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn lãi suất huy động vốn, tác động đến người gửi tiền chuyển hướng đầu tư, về chủ quan công tác thông tin truyên truyền chưa mạnh, cơ
chế khoán chỉ tiêu huy động vốn chưa chặt chẽ.
Hai là, việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều thiếu sót, chưa thu
thập đầy đủ các thông tin về khách hàng để có kết quả đánh giá chính xác.
Việc kiểm tra, kiểm soát khi cho vay nhiều khi còn mang tính hình thức. Việc
thẩm định các dự án còn nhiều bất cập, chưa thống nhất vì chưa có bộ phận
án hầu như đều do cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định và chịu trách nhiệm
thẩm định đối với các khoản vay đó.
Ba là, hệ thống thông tin còn yếu kém, chất lượng thông tin cung cấp chưa cao, thiếu sự cập nhật.
Bốn là, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh vẫn chưa đạt
yêu cầu, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, do đó đã không phát hiện kịp thời
những sai phạm trong hoạt động ngân hàng.
Năm là, trình độ cán bộ còn hạn chế, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
còn chưa cao.
Sáu là, khách hàng không kê khai đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do vậy ngân hàng không nắm được năng lực thực sự
của khách hàng.
Bảy là, các hệ thống văn bản pháp luật, môi trường kinh tế… đều ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Trên đây là những kết quả đạt được và hạn chế của ngân hàng, đồng
thời cũng đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại đó. Từ đó đưa
ra một số giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hoằng Hóa.
2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa
2.3.1 Định hướng hoạt động kinh tế của NHNo&PTNT Hoằng Hóa
trong thời gian tới
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
từ năm1986, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đổi cơ chế kế hoạch
hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế thế giới... Hệ thống ngân hàng được cải cách theo
nguyên tắc thị trường, đảm bảo phân bổ có hiệu quả và an toàn các nguồn lực tài chính. Tác động và kết quả trực tiếp của tiến trình này là việc tiền tệ hoá
sâu sắc các nguồn lực kinh tế và các quan hệ kinh tế. Điều này có nghĩa là cải
cách kinh tế đã và sẽ tiếp tục gắn chặt với tự do hoá tài chính trong mối quan
hệ hỗ trợ lẫn nhau, mở ra tiềm năng, cơ hội phát triển cho hệ thống ngân
hàng.
Cải cách ngân hàng ở Việt Nam theo định hướng thị trường và hội nhập
tài chính quốc tế đã đạt được một số thành tựu lớn, đó là sự thay đổi căn bản
về cấu trúc thể chế với việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, sự đổi mới
về hoạt động và điều hành thể hiện qua việc NHNN chỉ can thiệp vào lãi suất
và tỷ giá thông qua thị trường tiền tệ và công cụ của chính sách tiền tệ
được áp dụng...
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống NHTM
Việt Nam những thách thức lớn. Trước mắt đó là gia tăng áp lực cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng, các NHTM to cạnh tranh với nhau và với các NHTM nước ngoài. Mặt khác hiện nay các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu
kém: khả năng cạnh tranh thấp, năng lực tài chính yếu, quy mô hoạt động