Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 27 - 32)

5. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1.1.2Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Nghệ An

Trong những năm qua chi nhánh đã gia tăng tổng dư nợ với một nền tảng khách hàng hiện tại khá lớn gần 70 doanh nghiệp và khoảng 50 khách hàng cá nhân dư nợ trên 200 triệu cùng các khách hàng nhỏ khác. Để đánh giá rủi ro tại chi nhánh chúng ta xem xét tổng dư nợ trên cả hai khía cạnh:

- Tính chất khoản nợ - Cơ cấu nợ vay

Dựa vào bảng phân loại nợ của chi nhánh VPBank theo quyết 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN và văn bản sửa đổi có thế thấy được tính chất các khoản nợ của chi nhánh như sau:

Bảng 2.1: Phân nhóm nợ

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 30/12/2011 373.326 388.206 874.514 1.098.941 Nhóm 1 95.10% 96.58% 93.82% 92.76% 16.409 9.928 51.917 77.711 Nhóm 2 4.18% 2.47% 5.57% 6.56% 511 - 4 4,5 Nhóm 3 0.13% - 0.00 0.00 510 3.819 5.684 9,5 Nhóm 4 0.13% 0.95% 0. 6% 0.00 1.806 - - 8.054 Nhóm 5 0,46% - - 0,68% Tổng 392.562 401.953 932.119 1.184.720

Nguồn: Phòng kế toán VPBank Nghệ An

Từ 2009 đến nay nợ nhóm một có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2009, nợ nhóm 1 là 388.206 triệu đồng chiếm 96,58% so với tổng dư nợ; đến năm 2010, nợ nhóm 1 là 874.514 triệu đồng chỉ còn chiếm tỷ trong 93,82% và đến năm 2011, tỷ trọng nợ nhóm 1 chỉ còn chiếm 92,76% trong tổng dư nợ, về mặt giá trị là 1.098.941 triệu đồng. Trong khi đó nợ nhóm 2 gia tăng khá nhanh, cả về mặt giá trị và tỷ trọng, biểu hiện: Năm 2011, nợ nhóm 2 lên tới 77.711 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,56% trong tổng dư nợ trong khi năm 2009, giá trị nợ nhóm 2 chỉ là9.928 triệu đồng, chiếm 2,47% tổng dư nợ cả năm. Nợ nhóm 2 là nợ có vấn đề tuy không phải là nợ xấu nhưng rất dễ thành nợ xấu và gây áp lực cho ngân hàng phải xử lý trong tương lai. Nợ nhóm 2 chủ yếu là nợ của các khách hàng mà ngân hàng đánh giá có năng lực tín dụng trung bình và năng lực tín dụng khá và là nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Nợ nhóm 3, 4, 5 như số liệu ở trên ta có thể thấy là không cao và không có xu hướng đặc biệt nào nên có thể nói không phải là vấn đề đối với chi nhánh trong thời gian tới. Năm 2009 nợ các nhóm 2 trở lên giảm ít hơn so với các năm còn lại nguyên nhân là năm 2009 hầu hết khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng đều thuộc nhóm khách hàng có năng lực tín dụng rất tốt hoặc khách hàng có năng lực tín dụng tốt , nợ quá hạn cũng giảm. Từ bảng trên có thể tính một số chỉ tiêu đo lường rủi ro của chi nhánh như sau:

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 30/12/2011 Nợ có vấn đề (triệu đồng ) 19.236 13.747 57.605 85.779 Tỉ lệ nợ có vấn đề (%) 10,14 4,7 10,62 8,67 Nợ xấu (triệu đồng) 2.827 3.819 5.688 8.068 Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,5 1,04 1,26 0,9

Nguồn: phòng kế toán VPBank Nghệ An

Như vậy nợ có vấn đề của chi nhánh gia tăng có chiều hướng gia tăng mạnh. Cụ thể : Về mặt giá trị, nợ có vấn đề năm 2011 là 85.779 triệu đồng, tăng 28.174 triệu đồng so với năm 2010; năm 2010 giá trị nợ có vấn đề là 57.605 triệu đồng, tăng 43.858 triệu đồng so với năm 2009. Về mặt tỷ trọng, nợ có vấn đề năm 2009 chỉ chiếm 4,7% nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này là 10,62% và năm 2011 nợ có vấn đề chiếm 8,67% trong tổng dư nợ. Điểm đặc biệt trong sự gia tăng nợ có vấn đề là do sự gia tăng đột biến của nhóm khách hàng được xếp vào nhóm năng lực tín dụng khá . Điều này cho thấy ngân hàng đang có xu hướng quan hệ tín dụng với những khách hàng chưa thật sự tốt. Tuy vậy cũng cần chú ý rằng trong những năm gần đây nền kinh tế vĩ mô không thực sự ổn định làm cho các chỉ tiêu để xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp như chỉ tiêu về môi trường sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu về lợi nhuận …bị ảnh hưởng.

Về mặt nợ xấu, giá trị nợ xấu năm 2009 là 3.819 triệu đồng, tăng 992 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 5.688 triệu đồng, tăng 1.869 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là 8.068 triệu đồng tăng 2.380 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Như vậy giá trị nợ xấu tăng dần qua các năm tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp và hầu như không có xu hướng biến động xấu, hầu hết chiếm tỷ lệ dưới 1,5% nhưng do nợ xấu này lại tập trung vào chủ yếu vào một số khách hàng lớn nên có thể tổn thất xảy ra là khá lớn.

Như vậy, xét về vấn đề nợ quá hạn ( nợ có vấn đề) tại chi nhánh có thể thấy: Tỉ lệ nợ quá hạn tuy không cao nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm. Dấu hiệu này cho thấy các khách hàng bị suy yếu khả năng trả nợ của ngân hàng đang gia tăng. Việc chậm thời hạn trả nợ là dấu hiệu không tốt vì thường là do tình hình tài chính của khách hàng có vấn đề. Trong thời gian qua, lãi suất cho vay cao trong khi

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn do tình hình nền kinh tế trì trệ cũng là một nguyên nhân khiến tỉ lệ nợ quá hạn cao. Tỉ lệ này cao sẽ gây khó khăn cho quản lý thanh khoản của ngân hàng do vậy đây thực sự là vấn đề không mong muốn.

Đánh giá rủi ro của chi nhánh còn thể xem xét vấn đề dự phòng rủi ro cụ thể:

Bảng 2.3 : Chỉ tiêu dự phòng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 30/12/2011 Tổng dư nợ 216.742 239.845 451.000 646.174 Dự phòng cụ thể 4.334,84 2.398,45 5.141,4 8.012,56 Tỉ lệ DPCT/TDN 2% 1% 1,14% 1,24%

Nguồn: Phân loại nợ của VPBank Nghệ An

Dự phòng rủi ro cụ thể tín dụng tăng được trích tăng lên qua các năm về giá trị tuyệt đối, biểu hiện: năm 2008, mức dự phòng cụ thể là 4.334,84 triệu đồng, năm 2009, múc dự phòng cụ thể là 2.389,45 triệu đồng, năm 2010 là 5.141,4 triệu đồng tăng 2.742,95 triệu đồng so với năm 2009, đến năm 2011 chi nhánh đã trích lập mức dự phòng cụ thể là 8.012,56 triệu đồng, tăng 2.871,16 triệu đồng so với năm trước. Tuy vậy, tỉ lệ so với tổng dư nợ tăng không đáng kể và gia tăng nhẹ, cụ thể qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011 lần lượt là 2%, 1%, 1,14%, 1,24%. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của chi nhánh gia tăng khá tương ứng với sự gia tăng trong tổng dư nợ như vậy xác suất xảy ra rủi ro của chi nhánh có thể được gọi là khá .

Bên cạnh các chỉ tiêu về phân nhóm nợ rủi ro tín dụng của chi nhánh còn liên quan đến việc tập trung dư nợ vào một số khách hàng cũng như một vài ngành sản xuất kinh doanh. Tình hình dư nợ vào 5 khách hàng lớn của chi nhánh thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4 : Dư nợ năm khách hàng lớn của chi nhánh

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tổng dư nợ 5 khách hàng lớn ( triệu đồng) 141.793 138.750 179.227 355.137 Tỉ lệ dư nợ 5 KH lớn /tổng dư nợ 65,42% 57.85% 39,74% 54.96%

Nguồn:Phòng kế toán VPBank Nghệ An

Dư nợ 5 khách hàng lớn thường xuyên chiếm tỉ lệ quá lớn trên 50%, chỉ có trong năm 2010 là tỷ trọng này chỉ chiếm 39,74%. Việc tập trung quá lớn dư nợ trên một số ít khách hàng làm cho rủi ro tập trung khá lớn và phụ thuộc khá nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tuy vậy hiện nay đây là các khách hàng giao dịch thường xuyên tại ngân hàng có lịch sử trả nợ đầy đủ và đúng hạn được ngân hàng đánh giá tốt. Các khách hàng cũng có uy tín và đang hoạt động kinh doanh tốt trên thị trường như công ty cổ phần kinh doanh Tân Miền Trung, công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Bình Minh, ...

Về vấn đề đảm bảo tiền vay, dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo chiếm trên 75%:

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo 2008 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Có TSĐB 197.235,22 203.676,37 395.978 509.185

Tỷ trọng 91% 84.92% 87.8% 78.8%

Không

có TSĐB 19.506,78 36.168,63 55.022 136.989

Tỷ trọng 9% 15.08% 12.2% 21.2%

Nguồn: Phòng Kế toán VPBank Nghệ An

Qua bảng trên ta có thể thấy, dư nợ cho vay cả có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo tăng dần qua các năm do tổng dư nợ cho vay tăng. Còn về mặt tỷ trọng, có sự biến động không ngừng qua các năm, năm 2008 chiếm 91%, năm 2009 chỉ còn chiếm 84,92%, năm 2010 lại tăng lên 87,8% và một năm sau lại giảm xuống chiếm 78,8%. Nhìn chung, về cơ bản, tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỉ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo giảm điều này xuất phát từ chính sách ưu tiên tín dụng đối với các khách hàng hàng có năng lực tín dụng rất tốt theo đánh giá của chi nhánh. Càng ngày chi nhánh càng thành lập được những mối quan hệ tốt với khách hàng vì vậy một số những khách hàng của của chi nhánh được phép vay vốn tín chấp .Tuy vậy việc giảm về tỉ lệ dư nợ có bảo đảm là xu hướng cần hạn chế .Về loại tài sản đảm bảo khá đa dạng như bất động sản, động sản song chất lượng của tài sản đảm bảo cũng cần quan tâm khi bất động sản là tài sản phát mại cần nhiều thời gian, một số động sản là các máy móc khó quản lý và khi phát mại thì giá tri bị giảm khá nhiều, một số tài sản đảm bảo là hàng tồn kho hai bên cũng gây khó khăn trong xử lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 27 - 32)