Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2.2.7Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh được coi là một khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay hay bảo lãnh. Việc thẩm định bao gồm các công tác chủ yếu như: kiểm tra tư cách người vay (năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp lý, pháp nhân), mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng bằng việc tham khảo thông tin tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hoặc tham khảo xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín công bố và tự tiến hành công tác thẩm định. Uy tín tín dụng được hiểu là khả năng thiện chí hay ý định hoàn trả nợ. Việc phân tích này sẽ phải tập trung vào các nguồn tài chính của công ty (bên trong và bên ngoài) và ý định hay thiện chí của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc hoàn trả nợ. Cả hai yếu tố đều cần thiết để bảo đảm cho việc hoàn trả nợ.

Nếu khách hàng cá nhân là hộ nghèo, hộ chính sách cần được bảo lãnh của tổ chức chính trị - xã hội theo quy định, xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư…

Đối với các báo cáo tài chính hiện nay, các báo cáo của nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân gửi cho ngân hàng thường có tính chất đối phó và không theo chuẩn mực kế toán của bộ tài chính, các chỉ tiêu tài chính thiếu độ tin cậy. Để bảo đảm được tính chính xác của các số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần tiến hành việc xác định số liệu tại doanh nghiệp bằng việc kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều tồn tại ít nhất hai hệ thống sổ kế toán, một sổ phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp thì chỉ có ban lãnh đạo của doanh nghiệp được biết, một hệ thống sổ khác là dành cho cơ quan thuế (thường là khai giảm doanh thu, tăng chi phí để giảm thuế phải nộp ngân sách), báo cáo dành cho ngân hàng (thường tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế..các chỉ tiêu trên bảo cáo tài chính thường tốt để bảo đảm được các ngân hàng dễ dàng trong việc chấp thuận cho vay). Tuy vậy, cho dù báo cáo tài chính không phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp nhưng một số chỉ tiêu trên báo cáo đó thường không sai so với thực tế do phải có hoá đơn chứng từ xác thực như tiền mặt (do có sổ phụ ngân hàng, sổ tiền mặt), doanh thu hàng xuất khẩu (do có hoá đơn bán hàng)…. Trên cơ sở tiến hành kiểm tra thực tế của doanh nghiệp bằng việc kiểm tra thực tế hoá đơn, các hợp đồng kinh tế, kiểm tra kho hàng của doanh nghiệp ta có thể loại bỏ một số khoản mục không chính xác trên báo cáo tài chính để phán ánh chính xác hơn thực tế hoạt động của doanh nghiệp như: căn cứ vào điều khoản thanh toán của các hợp đồng kinh tế để xác định ra các hợp đồng kinh tế nào đã quá hạn được thanh

toán, căn cứ vào sổ chi tiết các khoản phải thu để xác định các khoản phải thu nào đã qua lâu mà chưa được thanh toán để xác dịnh các khoản phải thu khó đòi, không có khả năng thu hồi để loại bỏ ra khỏi khoản mục các khoản phải thu; hay căn cứ vào thực tế hàng tại kho của doanh nghiệp để xác định những loại hàng hoá nào tồn kho quá lâu, không thể được sử dụng tiếp và cũng không được thanh lý…Và có rất nhiều các khoản mục khác mà cán bộ thẩm định có thể làm rõ. Việc loại bỏ các chỉ tiêu này ra khỏi bảng cân đối cũng giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác được sức mạnh tài chính thực sự của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cao nhưng cũng không được thể hiện trên các báo cáo tài chính do doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bên ngoài không có hoá đơn.

Để việc thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp hiệu quả thì việc yêu cầu có xác nhận của các tổ chức kiểm toán độc lập để tránh các báo cáo tài chính thiếu trung thực là cần thiết, tuy nhiên trên thực tế các rất ít các doanh nghiệp có được báo cáo tài chính được kiểm toán. Ngân hàng có thể sử dụng báo cáo thuế và trên cơ sở thẩm định của cán bộ thẩm định để có được một báo cáo tương đối chính xác.

Đối với những dự án lớn, ngân hàng nên thuê tổ chức tư vấn độc lập, có uy tín và năng lực để thẩm định, xác nhận trước khi chấp thuận cho vay. Việc này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng nhưng đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi quyết định cho vay bởi vì cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chắc chắn không toàn diện, chuyên nghiệp bằng một tổ chức chuyên về thẩm định.

- Nghiên cứu và xem xét rủi ro của doanh nghiệp: Rủi ro của doanh nghiệp sẽ liên quan tới toàn bộ chu kỳ tài sản của doanh nghiệp, gồm có: cung, sản xuất, cầu và thu nợ. Việc xác định chu kỳ chuyển đổi tài sản của doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng nhận biết được rủi ro xảy ra ở giai đoạn nào cũng như xác định thời hạn cho vay hợp lý để bảo đảm thu hồi được nợ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cho vay khác nhau mà các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng nhưng chủ yếu vẫn là cho vay theo dòng tiền (thường cho vay đầu tư vào tài sản cố định hoặc đầu tư dài hạn khác), cho vay theo chu kỳ chuyển đổi tài sản (cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh), cho vay theo tài sản bảo đảm (nguồn trả nợ từ tài sản bảo đảm, chủ yếu áp dụng trong cho vay cầm cố hàng tồn kho bình quân). Tuỳ theo tình hình thực tế của Ngân hàng, định hướng kinh doanh của Ngân hàng mà ngân hàng có thế áp dụng một hoặc kết hợp nhiều hình thức cho vay thích hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 43 - 45)