Các phương pháp hạn chế rủi ro đã thực hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1.1.3Các phương pháp hạn chế rủi ro đã thực hiện

a) Phân tích khách hàng

Có nhiều cách để tiền hành phân tích khách hàng trước khi cấp tín dụng,ngoài việc cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và các nguồn thông tin thu thập được căn cứ chủ yếu vấn là công cụ đo lường rủi ro một cách hệ thống và có tính quy chuẩn.

Nhận thấy phân tích khách hàng là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế rủi ro, hiện nay VPBank đã và đang tiếp tuc xây dựng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) và đưa vào áp dụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân. Hệ thống XHTDNB có ba mục tiêu chính: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ( bao gồm cả giúp cho VPBank tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế số IAS – phương pháp chiết khấu dòng tiền - phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế ), phục vụ quản lý tín dụng và ra quyết định tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank sử dụng chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính liên quan đến: Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng; Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với VPBank và các tổ chức tín dụng khác (hiện tại và lịch sử). Các nhân tố (môi trường nội bộ; môi trường bên ngoài; xu hướng phát triển của khách hàng …) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng. Hệ thống XHTHNB phân loại thành 3 đối tượng khách hàng: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và khách hàng là các tổ chức tín dụng

Nguyên tắc chấm điểm:

Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức điểm kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong số các khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

Tuỳ theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi loại hình khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Do đó điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.

Cuối cùng khách hàng được xếp hạng vào một trong các nhóm năng lực tín dụng theo mức điểm họ được ngân hàng đánh giá, đó là: năng lực tín dụng rất tốt, năng lực

tín dụng tốt, năng lực tín dụng khá, năng lực tín dụng trung bình, năng lực tín dụng kém.

b) Dùng tài sản đảm bảo, dự trữ bù đắp tổn thất

Chi nhánh sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay khác nhau. Khi vay vốn tại ngân hàng khách hàng không những cần có tài sản đảm bảo mà còn được yêu cầu mua bảo hiểm tiền vay. Đối với những trường hợp ngân hàng không thu hồi được vốn thì ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo theo quy định để bù đắp tổn thất. Tình hình tài sản đảm bảo như sau:

Bảng 2.6 : Tài sản đảm bảo tính dự phòng rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 GTTSĐB dùng để tính DPRR ( triệu đổng) 48.333,5 97.856,8 236.820,1 188.682,8 Tỉ lệ % trên tổng dư nợ 22.30% 40.80% 52.51% 29.2%

Nguồn: Phòng kế toán VPBank Nghệ An

Giá trị tài sản đảm bảo được dùng để tính DPRR được quy định theo tỉ lệ của nhà nước. Trên thực tế để hạn chế rủi ro, tùy theo tính chất của món vay mà ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo tương ứng, tình hình dư nợ có bảo đảm tiền vay như sau :

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về trích lập dự phòng rủi ro chi nhánh định kì trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro theo đúng quy định. Trong đó:

Bảng 2.7: Dự phòng rủi ro tín dụng 2008-2011 Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Dự Phòng 7.265,51 5.413,1 12.132,3 16.837,56 Dự phòng chung 2.930,67 3.014,65 6.990,9 8825 Dự phòng cụ thể 4.334,84 2.398,45 5.141,4 8.012,56

Nguồn: Phòng kế toán VPBank Nghệ An

Việc dùng Dự phòng là cần thiết trong chiến lược quản lý rủi ro cùng với cho việc dùng tài sản đảm bảo nhằm giảm tối đa những ảnh hưởng đối với ngân hàng. Dự

phòng chung và dự phòng cụ thể của chi nhánh tăng qua các năm và được thực hiện theo đúng quy chế.

c) Xây dựng chính sách về cơ cấu tín dụng

Chi nhánh luôn hướng phấn đấu có một danh mục tín dụng an toàn và hiệu quả bằng cách đưa ra các sản phẩm tín dụng đa dạng phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau hướng tới phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực ngành nghề đa dạng tránh tập trung quá mức.Việc xây dựng cơ cấu tín dụng cũng được thực hiện dựa trên các tiêu chí khác như loại khách hàng, thời gian cấp tín dụng … Vì vậy tiến hành phân loại, rà soát và báo cáo định kỳ về cơ cấu tín dụng luôn được thực hiện nhằm thấy ro rủi ro danh mục và hướng điều chỉnh kịp thời, hợp lý nhằm tạo ra cơ cấu tín dụng cân đối.

Chi nhánh cũng đề ra phương hướng đấy mạnh tín dụng bán lẻ có chính sách ưu tiên cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

d) Kiểm tra, kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Để tiến hành kiểm tra kiểm soát trong khi cấp tín dụng chi nhánh đã phân rõ trách nhiệm của từng phòng ban cụ thể nhằm theo dõi kịp thời diễn biến của từng món nợ, phát hiện vấn đề và nguyên nhân của các vấn đề.

e) Hạn mức tín dụng:

Hạn mức tín dụng là giá trị tín dụng tối đa mà ngân hàng có thể cấp cho một khách hàng, một ngành hay một khu vực địa lý. Quy mô của hạn mức thể hiện số tiền tối đa ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Đối với khách hàng, ngành nhiều rủi ro thì hạn mức sẽ càng thấp và ngược lại. Mục tiêu là để tránh các thiệt hại lớn có thể dẫn tới sự sụp đổ của ngân hàng.

VPBank Nghệ An áp dụng chế độ cấp hạn mức tín dụng nhằm đa dạng hoá cơ cấu danh mục tín dụng, từ đó tránh sự tập trung rủi ro và tăng cường chất lượng cơ cấu danh mục tín dụng.

Chi nhánh áp dụng hạn mức tín dụng trong khi xác định thị trường mục tiêu, các phân đoạn trong từng thị trường mục tiêu. Đối với hạn mức giao dịch khách hàng, các khách hàng sẽ chỉ giao dịch vay vốn trong hạn mức giao dịch khách hàng đã được phê duyệt. Tuân thủ các văn bản còn hiệu lực của ngân hàng liên quan đến việc xác định

hạn mức cho vay đối với từng ngành kinh tế và đối với các loại tài sản đảm bảo khác nhau.

f) Xử lý nợ xấu:

Chi nhánh đã xử lý một số nợ xấu như cơ cấu lại nợ. Ví dụ tại thời điểm cuối 2008 có 3,902 triệu đồng nợ vay của khách hàng được ngân hàng gia hạn nợ lần đầu, con số này là 10,351 triệu đồng vào năm 2009. Mặc dù vẫn tồn tại những khoản nợ được cơ cấu lại bị quá hạn song biện pháp này cho thấy tinh thần cùng hợp tác giải quyết khó khăn của ngân hàng và khách hàng. Việc tận thu và thanh lý nợ là biện pháp cứng rắn mà chi nhánh cần thực hiện song đây là biện pháp cuối cùng nếu khách hàng không đưa ra được biện pháp trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 32 - 35)