L ẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
4. Thành lập các Ban chăm sóc sức khỏ e
ở mỗi cộng đồng có một số ban chăm sóc sức khỏe (CSSK), mỗi ban có những nhiệm vụ của nó, nhưng nhìn chung các ban CSSK có một số nhiệm vụ như sau: Thu thập các thông tin về sức khỏe của cộng đồng.
- Phát hiện những vấn đề sức khỏe và các nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp và kế hoạch giải quyết.
- Trao đổi ý kiến về các giải pháp và kế hoạch đó với các cán bộ y tế để giúp họ.
+ Quyết định các vấn đềưu tiên.
+ Triển khai các mục tiêu thiết thực.
+ Xác định các nguồn lực.
- Động viên cộng đồng thực hiện các mục tiêu đã đặt ra và giải quyết các vấn đề của chính mình.
- Thông báo kịp thời cho cộng đồng về những tiến bộ của các vấn đề có liên quan ở hầu hết các xã hiện nay đều có Ban CSSKBĐ, Ban Dân số... Các ban này thường chính quyền (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã) làm trưởng ban, Trạm trưởng là phó ban, ngoài ra Ban còn tập hợp được các ban ngành, tổ chức quần chúng
trong xã cùng tham gia. Cán bộ y tế hoạt động trong các ban nói trên nên: - Thông báo với mọi người về các hoạt động đã dự kiến.
- Khích lệ mọi người góp ý kiến với ban một cách trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện.
- Đề xuất các nhiệm vụ của từng người. Hãy nêu tầm quan trọng của nhiệm vụ và hướng dẫn họ thực hiện nhiệm vụ đó.
- Cần phải biết ngày nào, những người trong ban có thể tập trung đông đủ nhất.
4. 1. Sự tham gia của cộng đồng: một số biện pháp mà mọi người trong cộng đồng có thể đưa ra không những chỉ đơn thuần thể hiện quan điểm mà còn là các đề xuất của họ đóng góp vào việc quyết định cách tổ chức và cách hoạt động của ban CSSK.
4.2. Trách nhiệm của cán bộ y tế. cán bộ y tế cần phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong các hoạt động của Ban CSSK cũng như các hoạt động y tế. Để từ đó có các kế hoạch vận động các tổ chức này tham gia cho phù hợp.
4.3. Huấn luyện các thành phần trong Ban: các thành viên cần được bồi dưỡng nghiệp vụ, để họ có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của mình trong các cương vị thành viên của ban CSSK.
4.4. Các kỹ năng truyền thông: để các thành viên trong Ban CSSK sẽ đánh giá đúng được các vấn đề cần thảo luận, các nhân viên y tế nên dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và có thể giải thích cho họ ý nghĩa của một số thuật ngữ chuyên môn mà nhân viên y tế thường dùng. Nên khuyến khích các thành viên của ban đặt các câu hỏi để thảo luận.
4.5. Thu thập thông tin: các thành viên của ban CSSK có thể thu thập các thông tin một cách chính xác về các vấn đề sức khỏe và các nguyên nhân của các vấn đề đó, đồng thời có các đề nghịđể cải tiến công tác tốt hơn.
4.6. Hoạt động: trước khi tiến hành một cuộc họp ban, cán bộ y tế nên bàn bạc trước với Trưởng ban về nội dung và cách thức tiến hành cuộc họp, cần phải thống nhất trước trong quá trình họp bàn thảo luận:
- Thống nhất kế hoạch hoạt động trong ban. - Tiếp cận với cộng đồng để thu thập thông tin.
- Phối hợp với cộng đồng để thực hiện các chương trình kế hoạch.