Huy động các nguồn lực của cộng đồng cho một dự án

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE ppt (Trang 123 - 124)

L ẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

8. Huy động các nguồn lực của cộng đồng cho một dự án

Huy động các nguồn lực của một cộng đồng có nghĩa là mỗi thành viên của cộng đồng được khích lệ để cung cấp một nguồn lực nào đó mà có thể đóng góp vào việc giải quyết một vấn đề của cộng đồng. Một Ban chăm sóc sức khỏe, một trạm y tế hay một hội không thể xây dựng nên được cho mỗi nhà một cái giếng hay một hố xí vệ sinh nếu chỉ bằng sức mình. Sự tham gia của cả cộng đồng là cần thiết.

8. 1. Xây dựng kế hoạch

- Xác định được các nhu cầu của chính mình. - Lập kế hoạch cho các giải pháp của chính mình.

- Thu hút tối đa số người tình nguyện tham gia vào kế hoạch.

Mục đích chính là tàng cường kỹ năng của quần chúng giải quyết các vấn đề của mình bằng cách huy động các nguồn lực của chính họ. Ngoài cách giải quyết một vấn đề với chi phí thấp nhất các nguồn lực địa phương còn làm cho mọi người cảm thấy kiêu hãnh và tự hào. Phát hiện các nguồn lực là điều quan trọng nhất để động viên cộng đồng một cách có hiệu quả.

Chúng ta không nên làm kế hoạch hộ cho nhóm mà hãy khuyến khích các thành viên tự mình quyết định. Ra quyết định là một trong những kỹ năng mà nhóm cần phải đạt được. Tất nhiên bạn có thể hướng dẫn và gợi ý. Đặc biệt các tính toán cho chính xác vào thực tế các nguồn lực và thời gian cần thiết cho kế hoạch.

8.2. Phát triển tính trước

Khi nhóm bắt tay vào thực hiện kế hoạch, bạn cần phải ở gần họ để quan sát và góp ý kiến. Bạn có thể cần phải trình diễn một số kỹ năng mới. Sau đó chúng ta hãy lùi lại để mọi người học tập bằng cách làm mọi việc cho chính họ. Khi công việc đang được thực hiện, bạn hãy gặp mọi người và trao đổi với họ về các tiến bộ. Hãy nhận định xem họ đang học được gì. Hãy khen ngợi họ khi họ làm tốt. Hãy

chỉ ra những khiếm khuyết nào bạn nhận thấy. Hãy yêu cầu nhóm nghĩ ra các giải pháp cho vấn đề. Cuối cùng hãy thảo luận với nhóm về kết quả họ đã đạt được. Hãy nhận xét xem họ có hài lòng với cách thực hiện kế hoạch hay không. Họ đã học được những kỹ năng và kiến thức gì? Lần sau họ có thể làm tốt hơn được những gì? Hãy khen ngợi họ về những thành tích, điều đó sẽ khích lệ họ tiếp tục. Nếu kế hoạch không thành công thì mọi người thường buồn hoặc bực bội, đó là lẽ tự nhiên. Nếu xảy ra điều đó thì bạn phải giúp mọi người thấy rằng từ sai lầm cũng có thể rút ra các bài học. Hãy giúp họ nhìn rõ nguyên nhân của thất bại. Đừng nên để mọi người trách móc lẫn nhau. Hãy khuyến khích họ bàn bạc để lần sau làm cách nào tốt hơn. Hãy nghĩ về những giá trị tại cộng đồng mà bạn làm việc. Mọi người đánh giá như thế nào về sự hợp tác và giúp đỡ bạn bè khi cần? Họ có đánh giá cao ý kiến mà mỗi cá nhân đóng góp cho cộng đồng không? Mọi người có cho rằng cộng đồng của họ có tiến bộ hơn cộng đồng bên cạnh là điều quan trọng không ?

Nếu trong một cộng đồng có những giá trị đó thì quần chúng sẵn sàng bắt tay vào hoạt động để cải thiện cộng đồng của họ và phát triển lòng tự tin.

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE ppt (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)