Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh đồng nai (Trang 73 - 74)

VIII CÁC DN SẼ HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 2,000 200 80 60 60 1,200 300 150 100 300 200 150

7. Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Nai.

Tìm lao động cho Đồng Nai từ nguồn lao động dồi dào, chưa được khai thác hết của các tỉnh miền Tây Nam bộ như: tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh…được coi là triển vọng về hợp tác giải quyết cung-cầu lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh này.

Hiện tại, ở các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, nguồn lao động ngành may đang thiếu trầm trọng và không còn khả năng tìm được người lao động tại chỗ. Chỉ riêng 3 doanh nghiệp này hiện đang thiếu hơn 10 ngàn lao động. Đồng Nai cần nắm được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động các tỉnh bạn để có hướng liên kết sau này, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp Đồng Nai tiếp thị và đưa ra những yêu cầu tuyển dụng lao động của mình.

Do đặc điểm riêng của từng vùng miền khác nhau nên thị trường lao động các tỉnh bạn có nhiều điểm khác thị trường lao động Đồng Nai. Hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ chưa có những KCN lớn, nguồn lao động chủ yếu gắn bó với nghề nông. Nhưng điểm chung của thị trường lao động Đồng Nai và các tỉnh miền Tây Nam bộ là đều có nghịch lý thừa - thiếu lao động. Một số không ít lao động được xem là thất nghiệp nhưng không có nhu cầu tìm việc, bởi họ có người thân ở nước ngoài chu cấp. Thời gian nhàn rỗi trong lao động nông nghiệp ở các tỉnh miền Tây Nam bộ chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng

30%) nhưng nhiều người không có ý tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi này. Tâm lý của bà con nông dân là sợ làm xa nhà, ngại tiếp cận với lao động công nghiệp... Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các tỉnh bạn rất nỗ lực trong việc giải quyết việc làm theo các chương trình 120, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động... Đặc biệt, hàng năm, mỗi tỉnh đều có kế hoạch đưa từ 5 đến 10 ngàn lao động đến làm việc ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Những giải pháp phối hợp được đề ra phải trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Cần có sự trao đổi thường xuyên giữa các ngành chức năng của Đồng Nai và Sở Lao động-thương binh xã hội các tỉnh về tình hình lao động, thông tin kịp thời các nhu cầu tuyển dụng, việc làm và thu nhập của người lao động. Các tỉnh bạn sẽ cập nhật, thông tin tình hình việc làm ở Đồng Nai để từ đó chỉ đạo cho các địa phương có nhiều lao động chưa có việc làm chuẩn bị nguồn lao động để kịp thời cung ứng khi các khu công nghiệp Đồng Nai có nhu cầu...

Về lâu dài, Đồng Nai có thể đẩy mạnh sự hợp tác như thế này tới các tỉnh xa hơn ở miền Trung, miền Bắc.

Một phần của tài liệu Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh đồng nai (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w