0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Lao động trong toàn tỉnh ĐồngNa

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 40 -41 )

IV. Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Na

a. Lao động trong toàn tỉnh ĐồngNa

Tỉnh có nguồn lao động trong độ tuổi khá lớn so với quy mô dân số do trong thời kỳ vừa qua di dân đến tỉnh phần lớn là trong độ tuổi lao động. Năm 2006, Đồng Nai có dân số là 2.362.554 triệu người, trong đó có khoảng 1.2 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 50% dân số. Trong đó: + Ngành Nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 416.228 người;

+ Ngành Thuỷ sản: 11.123 người + Công nghiệp khai thác: 5.368 người.

+ Công nghiệp chế biến: 311.929 người.

+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: 5.342 người. + Xây dựng: 60.011 người.

+ Thương nghiệp và sửa chữa xe động cơ: 137.865 người. + Khách sạn, nhà hàng: 31.031 người.

+ Vận tải, thông tin: 42.064 người. + Tài chính, tín dụng: 2.892 người. + Khoa học và Công nghệ: 166 người.

+ Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản: 3.503 người. + Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng: 15.483 người. + Giáo dục và Đào tạo: 34.579 người.

+ Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội: 9.064 người. + Văn hoá - thể thao: 2.588 người.

+ Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: 14.798 người. + Hoạt động làm thuê hộ gia đình: 3.229 người.

Công tác giải quyết việc làm được thực hiện tốt, năm 2007 đã tạo việc làm cho khoảng 85.380 lao động (vượt mục tiêu kế hoạch đề ra), trong đó lao động nữ là 51.228 người. Trong năm toàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 54.200 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36% (trong đó lao động nữ: 21,6%). Lao động phần lớn đã tốt nghiệp phổ thông nhưng đa phần chưa qua đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Chất lượng lao động vì vậy còn thấp nhất là trong nông nghiệp và một số ngành công nghiệp như: dệt may, da dày, chế biến nông lâm sản. Song do lao động phần lớn ở độ tuổi trẻ, sung sức vì vậy nếu được tổ chức đào tạo tốt sẽ nhanh chóng nâng cao chất lượng trở thành nguồn lao động có đủ sức đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá trong thời kỳ tới.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 40 -41 )

×