Các nguyên tắc hoạt động của tài chính doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng tham khảo môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ doc (Trang 159 - 160)

1. Giữ chữ tín

Một trong những nguyên tắc hoạt động quan trọng của doanh nghiệp là phải biết giữ chữ tín, bởi vì đó là nền tảng để cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu trên thương trường, nếu như doanh nghiệp chỉ cần thất tín một lần cũng đủđể mất đi những bạn hàng quan trọng và đánh mất uy tín, như cũng đã phân tích ở trên, uy tín cũng là một tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp. Để có được tài sản này không phải chỉ trong một thời gian ngắn là làm được, vì vậy doanh nghiệp cần phải bảo vệ và phát huy giá trị của tài sản này như mọi tài sản khác của mình.

2. Bảo toàn và phát triển vốn

Việc bảo toàn và phát triển vốn phải được coi trọng trên cả hai loại vốn, đó là vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Nếu một doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài thì một điều chắc chắn có thể khẳng định là doanh nghiệp đó bắt buộc phải có một kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh, kể cả vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Nếu như vốn ngắn hạn cần thiết trong việc mua sắm các tài sản lưu động và mua vật tư, nguyên liệu sản xuất thì vốn dài hạn lại rất quan trọng đối với việc đầu tư mua sắm hoặc nâng cấp tư liệu sản xuất, cơ sở hạ tầng, nói chung là các tài sản cốđịnh có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy việc lập kế hoạch hợp lý sẽ quyết định tính ổn định về nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, từđó tạo ra một trạng thái cân bằng trong hoạt động nói chung của doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp (lợi nhuận trước thuế) sẽđược phân phối theo các bộ phận sau:

3.1. Nộp thuế thu nhập

Việc nộp thuế thu nhập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp nào cũng phải bỏ ra 32% thu nhập trước thuếđể làm nghĩa vụ này với Nhà nước. Chỉ có những doanh nghiệp nào đang được khuyến khích hoặc nhận được ưu đãi thì mới được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian. Doanh nghiệp nào có điều kiện thì sẽ phải nộp hơn, những trường hợp này đều đã được quy định cụ thể trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.2. Trích lập quỹ dự phòng tài chính

Doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến việc trích lập các quỹ dự phòng rủi ro, có rất nhiều loại rủi ro, như giảm giá hàng tồn kho, giảm giá đầu tư tài chính, nợ khó đòi... vì thế nên việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tỷ lệ hiện nay là từ 5% lợi nhuận sau thuế cho tới khi nào đạt đủ 10% vốn điều lệ của mỗi doanh nghiệp.

3.3. Bù đắp các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ

Trong mỗi kỳ kế toán thường xuyên xuất hiện những khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ, và những khoản này không được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, như vậy cũng có nghĩa là doanh nghiệp bị mất không những khoản này khi lập báo cáo tài chính. Chính vì thế trong khoản lợi nhuận còn lại, doanh nghiệp phải để ra một số tiền nhằm bù đắp những khoản chi này để phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

3.4. Trích lập các quỹ khác hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh

Kể từ sau khi bù đắp các khoản chi không hợp lý hợp lệ, coi như doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ bắt buộc, và doanh nghiệp có quyền sử dụng số lợi nhuận còn lại phục vụ cho các mục đích riêng theo ý mình. Đầu tiên doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc giữ lại bao nhiêu lợi nhuận không chia nhằm mục đích tái đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Sau đó doanh nghiệp cũng để ra một tỷ lệ nhất định trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển hoặc các quỹ phúc lợi, khen thưởng nhằm phục vụ những mục đích khuyến khích sản xuất.

3.5. Trả cổ tức và lãi liên doanh

Đây là phần mà những người bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp cũng như những người mua cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được hưởng khi doanh nghiệp làm ăn có lãi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng tham khảo môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ doc (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)