Các chủ thể tham gia thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng tham khảo môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ doc (Trang 70 - 72)

1. Trên thị trường tiền tệ

1.1. Chính phủ

Chính phủ tham gia thị trường tiền tệ nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm điều tiết hoạt động lưu thông tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ cũng có thể tham gia thị trường tiền tệ nhằm mục đích vay mượn cho nhu cầu phát sinh đột xuất trong ngắn hạn của mình.

1.2. Ngân hàng

Ngân hàng là người tham gia chủ yếu trên thị trường tiền tệ, vì ở thị trường tiền tệ, các kênh dẫn vốn chủ yếu là kênh dẫn vốn gián tiếp. Mà kênh dẫn vốn thuộc loại này được thực hiện thông qua hệ thống các trung gian tài chính, các ngân hàng. 1.3. Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể tham gia thị trường tiền tệ nhằm thoả mãn nhu cầu vốn ngắn hạn của mình. Không chỉ thực hiện việc chiết khấu các thương phiếu tại thị trường tiền tệ, các doanh nghiệp còn trực tiếp phát hành thương phiếu nhằm huy động vốn từ thị trường này.51

1.4. Các cá nhân

Trên lý thuyết, các cá nhân có thể tham gia vào thị trường tiền tệ mở, tham gia vào các hoạt động mua bán vốn trên thị trường này. Tuy nhiên trên thực tế, sự tham gia của các cá nhân vào thị trường tiền tệ là không đáng kể, vì với thời hạn ngắn, độ rủi ro thấp nên các công cụ mua bán trên thị trường tiền tệ có độ hấp dẫn cao, do đó các chủ thể kinh tế là cá nhân thường không cạnh tranh với các tổ chức nhằm có được các công cụ này.

2. Trên thị trường vốn

2.1. Người phát hành chứng khoán

Người phát hành chứng khoán là những người có nhu cầu vay nợđểđầu tư trong dài hạn. Vì lý do đó nên họ tung các cổ phiếu hoặc trái phiếu mới ra thị trường nhằm tăng vốn cho mình.

2.2. Người đầu tư chứng khoán

Người đầu tư chứng khoán là những người mua chứng khoán nhằm mục đích đầu tư, hay nói cách khác là những người này trông chờ vào những khoản lãi suất mà chứng khoán mang lại. Những người đầu tư là những người không thích mạo hiểm, và nói chung họ có ý định nắm giữ các chứng khoán lâu dài.

2.3. Người kinh doanh chứng khoán

Là những người mua bán chứng khoán nhằm mục đích đầu cơ, họ có thể mua bán rất nhiều chứng khoán và sau đó chờđợi các thay đổi theo chiều hướng có lợi thì lại bán ra hoặc mua vào. Tất nhiên, độ rủi ro của những người kinh doanh chứng khoán cao hơn nhiều so với những người đầu tư chứng khoán, vì vậy những người này phải có kinh nghiệm và độ quyết đoán nhất định khi tham gia vào giao dịch chứng khoán.

51 Lưu ý rằng thương phiếu ra đời từ hoạt động tín dụng thương mại, có nghĩa rằng hàm ý chung của thương phiếu là nó được phát hành để sử dụng giữa các chủ thể là doanh nghiệp với nhau.

2.4. Các tổ chức điều tiết và trung gian.

Để có thể có được một thị trường vốn hoạt động có hiệu quả, không thể thiếu vai trò của các tổ chức điều tiết và các tổ chức trung gian.

Người trung gian thường là các trung gian tài chính, họđóng vai trò là những người giữ nhịp và điều hoà quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường vốn, mặc dù kênh dẫn vốn trên thị trường vốn là kênh trực tiếp, nhưng không thể thiếu sự có mặt của các tổ chức này.

Các tổ chức điều tiết hoạt động ở cấp vĩ mô hơn, họ là những người tạo ra thị trường, quản lý thị trường và đảm bảo cho hoạt động của thị trường này diễn ra được lành mạnh, tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng tham khảo môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ doc (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)