Trường môn phú

Một phần của tài liệu Tài liệu Điển hay tích lạ ppt (Trang 28 - 31)

Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh, người đất Thục đời Tiền Hán (206 trước D.L.-8 sau D.L.), rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.

Ông nổi tiếng nhất về phú.

Nguyên Trần hoàng hậu bị vua Hán Vũ đế ghét bỏ đày ra Trường Môn. Sống lẻ loi trong thâm cung, nàng lấy làm đau đớn cho thân phận. Không biết làm thế nào tỏ hết nỗi lòng để mong nhà vua hồi tâm xe lại mối tơ duyên. Nghe Tư Mã Tương Như có văn tài, nàng nhờ người đem 100 lượng vàng đến, yêu cầu Tương Như viết một bài phú để dâng vua.

Tương Như bằng lòng.

Bài phú nhan đề là "Trường Môn phú", rất hay, lời lẽ vô cùng ai oán. Bài ấy có đoạn:

Sầu nhìn chung quanh mà rỏ lệ chừ, nước mắt ròng ròng chảy dọc ngang. Ráng thở dài mà thêm thẹn chừ, xỏ giày đứng dậy mà bàng hoàng.

Vung tay áo để che mặt chừ, nhớ ngày xưa lầm lỗi mà sinh tai ương. Mặt mày coi tiều tụy chừ, buồn lòng mà lên giường.

Vò bông để làm gối chừ, trải cỏ thơm mà ướp hương.

Hốt ngủ quên mà nằm mộng chừ, phách như ở bên quân vương. Chợt tỉnh mà chẳng thấy chừ, hồn hốt hoảng như mất vật gì. Nghe gà gáy mà lòng rầu chừ, dậy coi trăng sáng long lanh. Xem sao bầy hàng chừ, Tất, Mão hiện ở phương đông. Nhìn ra sân lạnh lẽo chừ, như tháng chín trời gieo sương. Đêm dằng dặc như năm chừ, lòng uất ức mà chẳng nguôi. Lặng lẽ trăn trở đợi sáng chừ, trời hừng hừng đã rạng đông. Thiếp trộm buồn tủi chừ, cho đến già chẳng dám quên.

Nguyên văn:

Tả hữu bi nhi thùy lệ hề, thế lưu ly nhi tung hoành. Thư tức ấp nhi tăng hi hề, đồ lý khởi nhi bàng hoàng. Du trường duệ dĩ tự ế hề, sổ tích nhật chi thiên ương. Vô diện mục chi khả hiển hề, toại đồi tứ nhi tựu sàng,

Đoàn phân nhược dĩ vi chẩm hề, tịch thuyên lan nhi chi hương. Hốt tẩm mị nhi mộng tưởng hề, phách nhược quân chi tại bàng. Dịch ngộ giác nhi vô kiến hề, hồn cuống cuồng nhược hữu vong. Chúng kê minh nhi sầu dư hề, khỏi thị nguyệt chi tinh quang. Quan chúng tinh chi hàng liệt hề, tất mão xuất ư đông phương. Vọng trung đình chi ái ái hề, nhược quí thu chi giáng sương, Dạ mạn mạn nhước tuế hề, hoài uất uất kỳ bất khả tài canh. Đạm yển kiển nhi đãi thự hề, khương đình đình nhi phục minh. Thiếp nhân thiết tự bi hề, cứu niên tuế nhi bất khả cảm vương.

. . . .

Xem qua bài phú, nhà vua cảm động, nghĩ ngợi, xót thương nên đem nàng về phục ngôi hoàng hậu. Giá trị thay bài phú!

Nhưng bài phú chỉ giá 100 lượng vàng. Một trăm lượng vàng mua lại được lòng yêu dấu của đấng quân vương.

Trong "Nhị độ mai" của Vô Danh có câu: "Phú Tương Như dễ mấy vàng chuốc nên", là do điển tích trên.

Trúc mai

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả lúc nàng Kiều bán mình chuộc cha, đành lỗi ước với Kim Trọng, nàng than thở có câu:

Tái sinh chưa dứt hương thề,

Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.

Và, đoạn diễn tả cảnh của Kiều lúc sống đầm ấm với Thúc Sinh: Một nhà xum họp trúc mai,

Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông. "Trúc mai" là cây trúc và cây bương.

Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh. Thân to dùng làm cột nhà. Cây bương già có hoa, gần giống bông lau nhưng dài hơn, người ta gọi là bông mai, thường bó làm chổi, gọi là chổi bông mai. Mai này không phải cây mơ, nở hoa trắng về mùa xuân.

Măng bương to và mập, người ta gọi là măng mai. Trong ca dao "Lính thú ngày xưa" có câu:

Miệng ăn măng trúc măng mai,

Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.

"Trúc mai" ở đây chỉ người bạn tình chung thủy. Vì trúc và mai là giống cây có đốt thẳng lóng ngay (tiết thẳng); và suốt đời không thay đổi đốt, lóng ấỵ Người ta mượn "trúc mai" để chỉ người bạn suốt đời \giữ được trọn tiết (tiết nghĩa đen là đốt, như đốt trúc), không thay lòng đổi dạ, không nghĩ quanh co (tre bao giờ cũng thẳng) tức là người giữ trọn được lời thề.

Hai người thề bồi với nhau, người này không giữ được lời thề, tức là mang nợ (lời thền) với người kia. Và, theo thuyết luân hồi của đạo Phật: người mắc nợ kiếp này thì kiếp sau phải làm trâu ngựa để trả cái

nợ cho người chủ nợ, như thế là tức là người giữ trọn lời thề.

Hình dung bằng cây trúc, cây mai là những người trọn đời giữ vững lòng ngay tiết thẳng. Nhưng "Trúc mai" còn có một nghĩa khác hơn.

Đây không phải là cây tre và cây mơ (bamboo et abricotier), cũng không phải là cây tre và cây bương. Mà chính do tiếng "Mai trúc" đảo ngược. Nghĩa là Tre làm mai mối.

"Mai trúc" do điển tích chép trong sách "Lưỡng ban thu vũ am tùy bút":

Ở cửa sông Liêu Khê, huyện Long Môn, tỉnh Quảng Đông có một cái đầm (hồ), tên là "Đỗ Phụ đàm" (nghĩa là đầm đánh đố được vợ).

Tương truyền ngày xưa có một cậu và một cô bé trạc tuổi nhau, thường ngồi chơi bên mé đầm. Hai trẻ rất thân. Một hôm cả hai bảo nhau:

- Chúng ta bây giờ chơi thân nhau nhưng không biết có được thân với nhau mãi chăng? Đây rồi khi lớn lên, kẻ nơi người ngả.

Hai trẻ đều buồn. Nhưng rồi lại nghĩ ra một cách đánh đố nhau, chẻ một lóng tre ra làm đôi, mỗi người cầm một mảnh liệng xuống giòng nước, nguyền với nhau rằng: hễ hai thanh tre ấy mà trôi khép lại làm một thì hai bên kết làm vợ chồng. Có thế mối tình thân mật, gần gũi nhau được mãi mãi.

Cả hai thực hành, quả nhiên hai mảnh tre trôi xuôi và khép liền nhau như lóng tre chưa chẻ.

Thế là cô cậu lấy nhau làm vợ chồng. Và, đầm ấy có tên là "Đỗ Phụ đàm". Giống tre mọc ở trên bờ đầm gọi là "Mai trúc" nghĩa là giống tre làm mai mối.

Đời Thanh (1644-1909), thi hào Khuất Ông Sơn có thơ vịnh trúc mai: Một đôi thanh trúc khép như in

Thanh trúc xe nên duyên bách niên. Mai trúc trên đầm nay vẫn tốt, Rườm rà cành nhánh cháu con hiền.

(Bản dịch của Vân Hạc Lê Văn Hòe.) Nguyên văn:

Lưỡng biên sinh trúc hợp vô ngần, Sinh trúc năng thành phu phụ ân. Đàm thượng chí kim mai trúc mỹ, Chi chi từ hiếu cánh đa tôn.

"Một nhà xum họp trúc mai" là mai trúc ở chung nhau tức là vợ chồng xum họp, căn cứ vào điển cố trên.

Lão tiều phu hay con hạc đen

Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u. Đời nhà Trần, Hồ (1225-1407) có một tiều phu ẩn cư ở đấy. Người ta gọi là Hoàng My tiên sinh.

Một hôm Hồ Hán Thương đi săn đến đấy, bỗng gặp một lão tiều phu vừa đi vừa hát: Na chi sơn hữu thạch toàn ngoan

Thụ thương thương Yên tịch mịch Thủy sàn sàn Triêu hề ngô xuất Mộ hề ngô hoàn Hữu y hề chế kỹ, Hữu bội hề nhận lan

Thát bài thanh hề bình hiểu chướng, Điền hộ lục hề chẩm tình than. Nhậm tha triều thị

Nhậm tha sa mã

Tri trần bất đáo thử giang san, U thảo Tống triều cung kiếm Cổ khâu Tấn đại y quan. Vương Tạ phong lưu Triệu Tào sự nghiệp,

Trạch triện đài man

Tranh như ngã trạo đầu nhất giác Hồng nhật tam can.

Tạm dịch: (Bản dịch của Trúc Khê) Núi Na đá mọc chênh vênh,

Cây tùm um, nước long lanh khói mờ. Đi về hôm sớm thẩn thơ,

Mình dư áo lá, cổ thừa chuỗi hoa. Non xanh bao bọc quanh nhà,

Ruộng đem sắc biếc xa xa diễu ngoài. Ngựa xe võng lọng thây ai,

Nước non riêng chiếm, bụi đời khôn vương. Áo đai đời Tấn gò hoang,

Kiếm cung triều Tống dưới làn cỏ xanh Sự đời bao xiết mong manh,

Phong lưu Vương, Tạ, công danh Triệu, Tào Từ xưa khanh tướng ngôi cao,

Đá mờ rêu phủ đã bao nhiêu rồi. Sao bằng ta được thảnh thơi,

Giấc mai bừng tỉnh, mặt trời lưng không.

Hán Thương nghe hát cho đó là một vị ẩn giả, bèn truyền thị thần đi theo vào động. Thấy trên vách đá có đề hai khúc ca "Ái miên" (Thích ngủ) và khúc "Ái kỳ" (Thích đánh cờ), thị thần xin mời tiều phu về triều. Tiều phu không bằng lòng nói:

- Nghiêm Tử Lăng không lấy chức Gián nghị ở Đông Đô mà đổi cái thú yên ba sông Đồng Lại. Khương Bá Duy không vì họa đồ của Thiên tử mà làm nhơ cái cảnh sơn thủy Bành Thành.

Sứ thần về tâu lại, nhưng Hán Thương bảo đi mời một lần nữa, mang theo một cỗ an xa, quyết mời cho kỳ được. Nhưng đến nơi chỉ thấy cửa động rêu mọc phủ cả, gai góc lấp mất đường đi, trên vách đá có hai câu thơ đề bằng nhựa cây:

Kỳ La hải khẩu ngâm hồn đoạn, Cao Vọng đầu khách tứ sầu

Nghĩa:

Cửa biển Kỳ La hồn sẽ dứt,

Đầu non Cao Vọng khách đeo sầu.

Sứ thần về kể lại; Hán Thương nổi giận, khiến người đến đốt núi ấy. Chỉ thấy một con hạc đen từ trong núi bay bổng lên, liệng múa giữa không trung, mà không thấy giấu tích tiều phu đâu cả.

Về sau, hai cha con họ Hồ là Quý Ly và Hán Thương đều bị xảy ra tai họa đúng như hai câu thơ báo trước của lão tiều phu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Điển hay tích lạ ppt (Trang 28 - 31)