Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ (Micco)” doc (Trang 53 - 54)

II. Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ

4.1.Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

3. Hạch toán nghiệp vụ biến động tài sản cố định

4.1.Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Tại Công ty Hoá chất mỏ, kế toán khấu hao được áp dụng theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ và theo quyết định 1706/QĐ-KTT ngày 9/12/2002 của Tổng Công ty Than về duyệt mức khấu hao năm 2002 cho Công ty Hoá chất mỏ. Theo đó, khấu hao được tính theo nguyên tắc tròn tháng và theo phương pháp đường thẳng (khấu hao đều):

Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng (năm) Mức khấu hao trung bình

tháng của TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng

Số KH phải trích trong kỳ = Số KH đã trích kỳ trước + Số KH tăng trong kỳ Số KH giảm trong kỳ

Ví dụ: trường hợp mua xe ô tô Mazda 626 Elegance biển số 29S- 2798 ngày 14/10/2002. TSCĐ được đưa vào sử dụng tháng 11 năm 2002 nên đến tháng 12 kế toán mới bắt đầu trích khấu hao cho tài sản này.

Mức KH 1 tháng = 438.072.800

6 năm x 12 tháng = 6.084.344 (đồng)

Trường hợp điều chuyển xe ô tô Mazda 323 Familia biển số 29M-0593 ngày 10/11/2002 về Xí nghiệp Hoá chất mỏ Bắc Cạn, đến tháng 12 kế toán mới thôi trích khấu hao của TSCĐ này.

Mức KH 1 tháng = 313.808.500

6 năm x 12 tháng = 4.358.451 (đồng)

Tại Công ty Hoá chất mỏ, công ty thống nhất việc tính toán đăng ký mức trích khấu hao hàng năm với cục Quản lý vốn và TSCĐ tại doanh nghiệp, sau đó có văn bản gửi từng đơn vị thành viên để trích.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ (Micco)” doc (Trang 53 - 54)