VÀ CÁC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG LẠNH
3.1. Tính nhiệt tải 3.1.1. Mục đích. 3.1.1. Mục đích.
Tính nhiệt tải kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt khác nhau đi từ ngoài môi trường vào trong kho lạnh và các nguồn nhiệt khác nhau trong kho lạnh sinh ra. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để thải nó ra môi
Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh Q, được xác định bằng biểu thức: Q = 1 2 3 4 5 5 1 Q Q Q Q Q Qi = + + + + ∑ ,W Trong đó:
Q1 - dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che của buồng lạnh, W;
Q2 - dòng nhiệt do sản phẩm toả ra trong quá trình xử lý lạnh, W; Q3 - dòng nhiệt từ bên ngoài do thông gió buồng lạnh, W;
Q4 - dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh, W; Q5 - dòng nhiệt từ sản phẩm toả ra khi sản phẩm hô hấp, W.
( Đối với kho bảo quản thuỷ sản lạnh đông thì Q3 = Q5 = 0) - Đặc điểm của các dòng nhiệt này là thay đổi liên tục theo thời gian.
Q1 phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ bên ngoài thay đổi theo giờ, ngày, mùa. Q2 phụ thuộc vào thời vụ.
Q4 phụ thuộc vào quy trình công nghệ chế biến và bảo quản.
3.1.2.1. Dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che Q1
Dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che, là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua vách, trần và nền kho. Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong, cộng với các dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua vách kho.
Dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che xác định theo công thức :
Q1 = Q11+ Q12, W [ 1, 77 ]
Trong đó:
Q11 - dòng nhiệt qua tường bao, trần, nền do chênh lệch nhiệt độ, W;
Q12 - dòng nhiệt qua tường bao, trần, do ảnh hưởng của bức xạ Mặt trời, W. Các kích thước tính toán được:
Chiều dài kho lạnh: L = 36 m
Chiều cao kho lạnh: H = 4,5 + 0,125 = 4,625 m.
kho lạnh được xây dựng độc lập, hành lang lấy hàng nằm ở hướng Đông, phòng máy nằm ở hướng Tây.