- Vách kho phía Tây
b. Nhiệt độ ngưng tụ:
Nhiệt độ ngưng tụ của hơi môi chất lạnh phụ thuộc vào môi trường làm mát và nhiệt độ của chất tải nhiệt chạy qua thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ của hệ thống lạnh có tác nhân làm mát là nước lấy từ nguồn nước ngầm qua hệ thống xử lý được tuần hoàn khép kín qua tháp giải nhiệt.
Nhiệt độ ngưng tụ được xác định theo biểu thức:
tk = tw2 + ∆tk, 0C [ 1, 158 ] Trong đó:
tw2 - là nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng, 0C; ∆tk - là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu, 0C.
Chọn nhiệt độ ngưng tụ thực ra là một bài toán tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, để đạt giá thành một đơn vị lạnh là nhỏ nhất, nếu hiệu nhiệt độ ngưng tụ nhỏ, nhiệt độ ngưng tụ thấp, năng suất lạnh tăng nhưng phải tăng chi phí cho điện năng chạy bơm nước giải nhiệt....
∆tk = ( 3 ÷ 5 ) 0C có nghĩa là nhiệt độ ngưng tụ cao hơn nhiệt độ nước ra từ 3 ÷
5 0C. [ 1, 158 ]
Chọn ∆tk =4 0C.
- Nhiệt độ nước đầu vào, đầu ra chênh lệch nhau( 2 ÷ 6) 0C phụ thuộc vào kiểu thiết bị ngưng tụ.
tw2 = tw1 + (2÷ 6) 0C. [ 1, 158 ] Với tw1 là nhiệt độ nước vào bình ngưng.
Thiết bị ngưng tụ trong cụm máy là thiết bị ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang nên chọn ∆tw = 5 0C. [ 1, 158 ] - Nhiệt độ nước vào bình ngưng phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
tw1 = tư +( 3÷ 4) 0C. [ 1, 159 ] Với tư : là nhiệt độ bầu ướt.
Nước làm mát đựơc lấy từ giếng khoan, qua hệ thống bơm có nhiệt độ khoảng 260C.
Vậy ta có tw1 = 26oC.
tw2 =26+ 5 = 31oC. tk = 31 +4= 35 oC.
P ( bar ) i ( kJ/kg ) 1' 1 2 2' 3' 3 4 P , Tk k P , T0 0 i i
lỏng. Tuỳ từng loại môi chất và máy nén mà có nhiệt độ quá nhiệt khác nhau. - Đối với máy lạnh frêon, do nhiệt độ cuối tầm nén thấp nên độ quá nhiệt hơi hút có thể chọn cao. Trong máy nén frêon, độ quá nhiệt hơi hút đạt được trong thiết bị hồi nhiệt.
Với môi chất frêon độ quá nhiệt khoảng (10 ÷15) 0C. [ 1, 161] Chọn ∆tqn = 10 0C.
Nên tqn = to + ∆tqn = -28 + 10 = -18oC.