Van một chiều Van an toàn

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản lạnh đông dung tích 400 tấn (link kèm bản vẽ) (Trang 65 - 67)

- Hệ thống có hai thiết bị ngưng nên phụ tải nhiêt trên một thiết bị là Qk=29,22KW

j. Van một chiều Van an toàn

+ Van một chiều còn gọi là Clape một chiều: chỉ cho dòng chảy đi theo một

hướng. Van một chiều được lắp trên đường đẩy giữa máy nén và thiết bị ngưng tụ, ngăn chặn môi chất từ thiết bị ngưng tụ quay ngược lại máy nén trong trường hợp dừng hoặc sửa chữa máy nén hoặc máy nén gặp sự cố.

Khi máy nén hoạt động, hiệu áp suất được tạo ra giữa hai cửa vào và ra của van một chiều. Khi áp suất cửa vào lớn hơn cửa ra một chút, van sẽ tự động mở cho dòng hơi đi đến thiết bị ngưng tụ. Trong trường hợp ngược lại, khi dừng máy nén hoặc máy nén bị sự cố, áp suất phía cửa vào sẽ giảm xuống van một chiều sẽ tự động đóng lại ngăn không cho dòng hơi chảy về máy nén.

+ Van an toàn được bố trí ở những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi

chất lỏng như thiết bị ngưng tụ, bình chứa... nó dùng để đề phòng trường hợp khi áp suất vượt quá mức quy định.

Van an toàn chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu ra phải đạt những trị số nhất định thì van an toàn mới mở.

Khi áp suất trong một thiết bị nào đó vượt qua mức quy định thì van an toàn sẽ mở ra, để xả môi chất về thiết bị có áp suất thấp hoặc xả trực tiếp vào không khí. Dưới đây là cấu tạo và một số loại van một chiều và van an toàn :

Hình 3.22.Cấu tạo và một số loại van một chiều

Hình 3.23. Cấu tạo van an toàn

1. Khâu kích xả; 2. Lỗ xả; 3. 4 Miếng đệm; 5. Bulông điều chỉnh; 6. Chụp; 7. Đệm kín; 8. Lò xo; 9. Thân van; 10. Ổ tựa; 11. Lỗ vào

3.2.3.5. Tính chọn đường ống dẫn môi chất trong hệ thống

Trong hệ thống lạnh gồm nhiều thiết bị riêng biệt, chúng liên kết với nhau nhờ các ống dẫn, vì vậy phải tính toán lựa chọn đường ống dẫn sao cho vừa đủ bền và vừa tiết kiệm đường ống đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và kinh tế.

Cũng từ các yếu tố như: tốc độ lưu động cho phép của môi chất, lưu lượng của dòng môi chất, khối lượng riêng của môi chất… Từ đó ta tính đường kính ống dẫn.

ω π ρ× × × = m d 4 (m) [1, 299 ] Trong đó:

m : Lưu lượng môi chất (kg/s).

:

ρ Khối lượng riêng của môi chất (kg/m3).

:

ω Tốc độ dòng chảy trong môi chất (m/s).

Trong hệ thống lạnh ta cần xác định 3 đường ống đó là đường ống hút từ thiết bị bay hơi về máy nén, đường ống đẩy, và đường ống dẫn lỏng.

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản lạnh đông dung tích 400 tấn (link kèm bản vẽ) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w