HUỚNG DẪN SỬ DỤNG CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT (MOVING AVERAGE

Một phần của tài liệu Tài liệu Phân tích chứng khoán docx (Trang 52 - 54)

HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT (MOVING AVERAGE CONVERGENCE DIVERGENCE – MACD)

- MACD là chỉ số kỹ thuật theo dõi sự biến động của xu hướng và chỉ ra hướng biến động xu hướng của giá chứng khoán. Khởi đầu, chỉ số này được thiết kế để quan sát chu kỳ biến động đối với 26 và 13 tuần.

- Sự giao động quang đường 0 của 2 đương trung bình trượt mũ MACD nhanh và MACD chậm thể hiện dấu hiệu mua quá mức và bán quá mức để nhà đầu tư quyết định mua và bán chứng khoán

2. Cách xác định a. Đường MACD nhanh

Là chênh lệch giữa trung bình trượt mũ ngắn hạn và trung bình trượt mũ dài hạn của giá với hệ số làm trơn tương ứng với các chu kỳ 12/13 và 26 phiên của EMA thông thường.

MACD nhanh = EMA (26) – EMA (13) Hệ số làm trơn ( Smoothing factor) = 2/n+1 Trong đó: n là số phiên

Hệ số làm trơn n

0.20 9

0.15 12

0.075 26

Ví dụ: Hệ số làm trơn với chu kỳ 9 phiên là 0,2.

EMA = [ Giá đóng cửa ngày i x Hệ số làm trơn] + [Trung bình trượt ngày i- 1 x ( 1- Hệ số làm trơn )]

b. Đường MACD chậm

Là chuyển động trung bình trượt mũ của đường MACD nhanh với hệ số làm trơn tương ứng với chu kỳ 9 phiên.

MACD chậm = EMA (làm trơn 9) 3. Ứng dụng

a. Dấu hiệu bán ra – mua vào

• Dấu hiệu bán ra: Khi đường MACD nhanh chuyển động từ trên xuống dưới và cắt đường MACD chậm và cả hai đều có giá trị dương. Giao điểm này trên

đường 0 và càng cách xa điểm 0 thì dấu hiệu bán ra càng được khẳng định. Không xác định dấu hiệu nếu giao điểm có giá trị âm.

• Dấu hiệu mua vào: Khi đường MACD nhanh chuyển động từ dưới lên trên, cắt đường MACD chậm và cả hai đều có giá trị âm. Giao điểm này dưới đường 0 và càng cách xa điểm 0 thì dấu hiệu mua vào càng được khẳng định. Không xác định dấu hiệu nếu giao điểm có giá trị dương.

b. Xác định xu thế thị trường:

• Trên cơ sở chênh lệch giữa 2 đường MACD nhanh và MACD chậm, xác định được đường “forest line”. Đây là một công cụ kỹ thuật quan trọng để dự đoán xu thế thị trường.

• Các giá liên tiếp cao nhất (hoặc thấp nhất ) của thị trường tương ứng với các điểm cao nhất ( hoặc thấp nhất ) của MACD.

• Sự khác biệt giữa MACD và giá cả thị trường được coi là dấu hiệu cho sự biến động đảo chiều của chứng khoán.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phân tích chứng khoán docx (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w