1. Ý nghĩa
Stochastic oscillator vốn là biện pháp phân tích kỹ thuật và được nhà phân tích George C Lane sử dụng để tìm ra mức độ mua bán quá mức của cổ phiếu. Vấn đề mấu chốt của việc sử dụng chỉ số này là tìm kiếm sự chênh lệch giữa đường Sochastic và đường của chính công cụ giá. Công cụ này có thể được sử dụng để đưa ra quyết định mua hoặc bán.
Stochastic được dựa vào quan sát các công cụ giá:
• Khi giá giảm theo xu thế thị trường, mức giá cuối cùng sẽ càng tiến gần đến các cực thấp nhất của khoảng giá thời kỳ.
• Khi giá tăng theo xu thế thị trường, mức giá cuối cùng sẽ càng tiến gần đến cực cao nhất của khoảng giá thời kỳ.
2. Phân loại
• Fast stochastic sử dụng hai đường dao động được thể hiện bởi hai đường khác nhau trên phân tích biểu đồ hoặc bởi đường trơn và đường chấm trên sách báo. Giá trị quan sát hoặc %K (đường trơn) được thể hiện trên biểu đồ quy mô 0- 100. Đường còn lại, được vẽ ngay trên cùng biểu đồ, là đường trung bình trượt giản đơn của %K được gọi là đường %D (đường chấm).
• Slow stochastic sử dụng đường %D của fast stochastic cùng với trung bình trượt của đường này – thường được gọi là đường Slow D. Fast stochastic cho thấy biểu đồ giao động mạnh và vì lý do này mà rất nhiều nhà phân tích ngày nay thích sử dụng đường low stochastic.
3. Cách sử dụng
Cũng giống như chỉ số RSI, stochastic được sử dụng để xác định trạng thái mua/bán quá mức tiềm ẩn. Sự khác biệt giữa biểu đồ stochastic và biểu đồ giá rất quan trọng. Trạng thái mua quá mức thường xảy ra khi đường stochastic nằm trên mức 70%, 80%; trạng thái bán quá mức xảy ra khi đưòng stochastic di chuyển dưới mức 30%, 20%. Các chỉ số cho thấy thị trường ở trạng thái Mua quá mức không nhất thiết được xem như tín hiệu bán hoặc một sự đảo chiều sắp xẩy ra. Ở bất cứ xu thế thị trường mạnh mẽ nào, trạng thái mua/ bán quá mức có thể tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể. Một trong những tín hiệu mạnh mẽ nhất rút ra từ stochastic là divergence.
Tuy nhiên, nguyên tắc để sử dụng thành công stochastic là sử dụng chúng cùng với những chỉ số/ phân tích khác để chỉ ra khi nào thì thị trường hoàn toàn ở mức quá mua, quá bán.
Bearish Divergence
Là khi đường %D hình thành hai đỉnh, đỉnh thứ hai thấp hơn đỉnh thứ nhất, ở vùng mua quá mức, khi các mức giá cơ bản đang tăng. Với Slow stochastics, bán khi đường %D đi từ trên và cắt và xuống dưới đường Slow D.
Bullish Divergence
Là khi đường %D hình thành hai đáy, đáy thứ hai cao hơn đáy thứ nhất ở vùng bán quá mức, khi mức giá cơ bản đang giảm. Với Slow stochastics, mua khi đường %D đi từ dưới, cắt qua và vượt quá đường Slow D.