Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 91 - 94)

Tồn tại song hành cùng với Sở giao dịch chứng khoán là nơi tổ chức giao dịch cho các loại chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết, thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC-Over The Counter Market) hiểu theo nghĩa hẹp là nơi giao dịch các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC) cùng với thị trường tập trung sẽ tạo nên một thị

trường chứng khoán hoàn chỉnh.

Thực trạng thị trường OTC Việt Nam trong hai năm 2005-2006

Thị trường OTC Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc và nhận được sự quan tâm của đông

đảo công chúng đầu tư trong khoảng 2 năm gần đây mà thôi. Tình hình giao dịch cổ

phiếu chưa niêm yết trên thị trường OTC trong giai đoạn 2005-2006 được trình bày một cách khái quát qua số liệu bảng 2.20 và có thể chia làm 5 giai đoạn như sau:

¾ Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từđầu năm 2005 đến khoảng cuối tháng 08/2005. Có thể xem đây là giai đoạn của nhóm các cổ phiếu ngân hàng TMCP và một số cổ

phiếu của các công ty có thương hiệu nổi tiếng như CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), CTCP Dầu Tường An (TAOIL), CTCP Dược Hậu Gang (HGP)... Xu hướng giao dịch trong giai đoạn này là giá thị trường và khối lượng giao dịch của các loại cổ phiếu đều

gia tăng. Cụ thể như, giá cổ phiếu Dược Hậu Giang thời điểm đầu năm là 200.000

đồng/cp thì đến tháng 8 đã giao dịch ở mức giá 350.000 đồng/cp, tăng gần 75% so với

đầu năm. Giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đầu năm là 2,85 triệu

đồng/cp thì đến tháng 8 đã tăng tới gần 104% tương ứng với mức giá 5,8 triệu đồng/cp.

Bảng 2.20: Diễn biến giá một số loại cổ phiếu OTC trong giai đoạn 2005-2006

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Mgiá ệnh 01/1/05 15/08/05 30/12/05 15/5/06 31/7/06 trTưởăng ng

1. NH TMCP Á Châu 1 Triệu 2.850 5.800 5.400 10.750 14.000 391% 2. NH TMCP Quân Đội 1 Triệu 1.550 1.620 3.100 5.500 6.000 287% 3. NH TMCP XNK Việt Nam 1 Triệu 1.080 1.550 3.050 7.500 7.400 572% 4. NH TMCP Đông Á 2 Triệu 3.800 4.330 6.000 16.000 10.000 163% 5. NH TMCP SG Thương tín 10.000 19 24 43 86 64,51 239% 6. CTCP Dược Đồng Tháp 100.000 240 350 420 750 630 163% 7. CTCP Dược Hậu Gang 100.000 200 350 335 720 700 250% 8. CTCP Sữa Việt Nam 100.000 228 302 510 - - 124%2 9. CTCP BVTV An Gang 100.000 160 180 220 420 450 181% 10. CTCP Dầu Tường An 100.000 150 190 235 420 375 150% 11. CTCP Điện tử Quận 10 100.000 170 250 210 380 345 103% 12. CTCP NGK Chương Dương 100.000 130 155 160 300 290 123% 13. CTCP PT Nhà ThủĐức 100.000 250 300 360 720 620 148%

“Nguồn: Tổng hợp từ CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Tạp chí Đầu tư chứng khoán”

¾ Giai đoạn thứ hai

Từ cuối tháng 8 đến khoảng đầu tháng 11/2005, là giai đoạn bùng nổ giao dịch trên thị

trường OTC và có nhiều cổ phiếu lên cơn sốt giá, sức cầu đã vượt rất xa nguồn cung.

1

Giá của cổ phiếu NH TMCP SG Thương tín (STB) lấy theo mức giá khớp lệnh ngày 31/07/2006.

2

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng nhanh nhu cầu đầu tư trên thị trường OTC trong thời gian này, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là do sự “đóng băng” của thị trường bất động sản đã làm cho một phần vốn lớn chuyển từđầu tư bất động sản sang đầu tư

cổ phiếu. Đỉnh cao là trong khoảng thời gian này thông tin chính thức Chính phủ sẽ

cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty niêm yết. Tâm lý đầu tư theo phong trào cộng với kỳ vọng về sự tăng trưởng đột biến khi các cổ phiếu này được niêm yết lên sàn giao dịch đã làm cho hầu hết các cổ phiếu đều tăng mạnh về giá.

¾ Giai đoạn thứ ba

Đây là khoảng thời gian cuối năm 2005, là giai đoạn tăng trưởng chậm lại của đa số

các cổ phiếu. Ở giai đoạn này đã xuất hiện thêm nhiều cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

do sự gia tăng các doanh nghiệp cổ phần hóa, đồng thời ngoài sựđa dạng về chủng loại cổ phiếu thì còn xuất hiện thêm loại trái phiếu chuyển đổi. Vì vậy đã không có sự biến

động lớn về giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, đối với nhóm cổ phiếu “nóng” thuộc nhóm ngành ngân hàng và dược phẩm vẫn rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

¾ Giai đoạn thứ tư

Đây là khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến tháng 05/2006, giai đoạn này cùng với sự “nóng lên” của các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM các cổ phiếu trên thị

trường OTC cũng có sự tăng vọt về giá giao dịch. Hầu hết các cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi đều tăng giá rất nhanh. Lúc này cầu về cổ phiếu luôn vượt nguồn cung, chính vì vậy nhiều cổ phiếu thuộc loại “Bluechip” như cổ phiếu các ngân hàng cổ

phần, cổ phiếu dược phẩm, cổ phiếu ngành thủy sản, trái phiếu VCB... luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽđối với nhà đầu tư. Giá các loại cổ phiếu tăng bình quân trên 90% so với cuối năm 2005. Có thể nói đây thật sự là một giai đoạn phát triển đột biến của thị

trường OTC từ trước đến nay. Chính điều này làm cho công chúng đầu tư biết đến thị

trường OTC nhiều hơn và thu hút đông đảo nhà đầu tư tiềm năng đến với thị trường.

¾ Giai đoạn thứ năm

Là giai đoạn từ tháng 05/2006 đến nay, đây là giai đoạn thị trường niêm yết bắt đầu tự điều chỉnh do sự tăng trưởng “quá nóng” trước đó. Chính vì vậy, thị trường OTC cũng

bắt đầu “hạ nhiệt”. Đa số giá các loại cổ phiếu trên thị trường đã giảm bình quân so với giai đoạn trước từ 5-10%. Ngoại trừ một số cổ phiếu của các công ty có các thông tin tốt như bán cổ phiếu cho đối tác nước ngoài, chuẩn bị niêm yết trên sàn giao dịch...

Như vậy, thị trường OTC Việt Nam bước đầu đã làm tốt chức năng giao dịch chứng khoán chưa niêm yết, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có đủ điều kiện để niêm yết tại sàn giao dịch chính thức, nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán này.

Ở Việt Nam hiện nay, trên TTCK tập trung có quy mô niêm yết là 7.737 tỷđồng (khoảng 483 triệu USD), tương ứng với mức vốn hóa thị trường là 42.046 tỷ đồng (khoảng 2,62 tỷ USD)1. Trong khi đó, theo ước tính của các chuyên gia chứng khoán thì thị trường OTC hiện có khoảng hơn 01 tỷ USD được mua bán; nếu TTCK chính thức có hơn 67.000 nhà đầu tư đăng ký giao dịch thì trên thị trường OTC có hơn 200.000 nhà đầu tư tham gia. Như vậy có thể kết luận rằng, thị trường OTC của Việt Nam không hề nhỏ nhưng lại đang không được kiểm soát. Theo đánh giá của các tổ

chức tài chính quốc tế có uy tín như Merrill Lynch, Dragon Capital... thì thị trường OTC ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai có tiềm năng rất lớn, nhất là khi số lượng công ty cổ phần hóa chưa đủđiều kiện niêm yết sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 91 - 94)