Tình hình hoạt động giao dịch thức ấp

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 88 - 91)

Thành quả lớn nhất mà sàn giao dịch thứ cấp Hà Nội mang lại cho nền kinh tế sau một năm vận hành (14/07/2005 – 14/07/2006) đó là đã tạo ra một TTCK thật gần gũi và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp ở khu vực phía Bắc. Sau hơn một năm hoạt

động, sàn thứ cấp Hà Nội đã thu hút được 11 doanh nghiệp đăng ký tham gia giao dịch, với quy mô cổ phiếu đăng ký giao dịch tại trung tâm tính theo mệnh giá đạt 3.713 tỷ đồng (trong đó riêng giá trịđăng ký giao dịch của CTCP Nhiệt điện Phả Lại chiếm gần 83%). Nếu chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2006, thì quy mô đăng ký giao dịch tại trung tâm còn thấp hơn so với quy mô niêm yết khoảng 4.252 tỷ đồng của 38 doanh nghiệp

niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM. Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá trị giao dịch cổ

phiếu tại sàn giao dịch Hà Nội đạt trên 12 tỷđồng/phiên, bằng với mức giao dịch bình quân năm 2005 của các loại cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM.

Trong thời gian đầu, TTGDCK Hà Nội hoạt động với phương thức giao dịch thỏa thuận. Sau đó vào ngày 02/11/2005, Trung tâm đã đưa thêm phương thức giao dịch báo giá vào hoạt động song song với phương thức giao dịch thỏa thuận.

Hình 2.5: Tình hình biến động của chỉ số HASTC-Index qua 2 năm 2005-2006

Qua hình 2.5 ở trên cho thấy, chỉ số giá thị trường HASTC-Index kể từ khi TTGDCK Hà Nội bắt đầu thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 14/07/2005 đến

đầu năm 2006 biến động rất ít, chủ yếu dao động ở quanh mức 100 điểm. Nhưng kể từ

tháng 2/2006, chỉ số giá thị trường đã bắt đầu có sự bứt phá ngoạn mục với xu hướng tăng rất mạnh trong suốt hơn 3 tháng tiếp theo (biến động cùng chiều với chỉ số giá VN-Index). Tuy nhiên, bắt đầu từ khoảng đầu tháng 05/2006 chỉ số giá thị trường HASTC-Index lại có xu hướng biến động giảm dần và dao động quanh mức 180 điểm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động cung-cầu về các loại cổ phiếu đăng ký giao dịch tại trung tâm và tâm lý chung của các nhà đầu tư trên thị trường. Mặt khác, cổ

phiếu của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội có các yêu cầu về

tiêu chuẩn đăng ký giao dịch thấp hơn so với tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

Quy mô giao dịch cổ phiếu qua 2 năm 2005-2006 tại TTGDCK Hà Nội được tập hợp qua số liệu bảng 2.19.

Bảng 2.19: Tình hình giao dịch cổ phiếu tại TTGDCK Hà Nội qua 2 năm 2005-2006

Thỏa thuận Báo giá Tổng cộng

Chỉ tiêu 2005 2006 2005 2006 2005 2006 Tháng 1 - 1.069.406 - 61.700 - 1.131.106 Tháng 2 - 6.982.499 - 154.100 - 7.136.599 Tháng 3 - 3.517.458 - 1.411.000 - 4.928.458 Tháng 4 - 3.861.645 - 3.891.200 - 7.752.845 Tháng 5 - 1.847.019 - 5.754.300 - 7.601.319 Tháng 6 - 1.964.749 - 6.821.000 - 8.785.749 Tháng 7 974.924 220.500 - 2.910.100 974.924 3.130.600 Tháng 8 988.328 - - - 988.328 - Tháng 9 3.992.821 - - - 3.992.821 - Tháng 10 1.913.200 - - - 1.913.200 - Tháng 11 3.821.303 - 102800 - 3.924.103 - Tháng 12 8.468.607 - 161400 - 8.630.007 - Tổng cộng 20.159.183 194.632.276 264.200 21.003.400 20.423.383 215.635.676

- Số liệu năm 2006: tính đến ngày 31/07/2006

“Nguồn: Tổng hợp từ Website http://www.hastc.org.vn”

Qua số liệu ở bảng 2.19 cho thấy, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong 7 tháng đầu năm 2006 đạt hơn 215 triệu cổ phiếu, tăng 975% so với 6 tháng cuối năm 2005 (phiên giao dịch đầu tiên bắt đầu từ ngày 14/07/2005). Sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do trong năm 2006 có 3 doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ 3.448 tỷđồng tham gia đăng ký giao dịch trên thị trường là CTCP Tái bảo hiểm Việt Nam (VNR), CTCP Công nghiệp Tung Kuang (TKU) và CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC). Mặt khác, phương thức giao dịch báo giá cũng được đưa vào áp dụng từ tháng 11/2005, đồng thời

khoảng đầu năm 2006 cũng là thời gian TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc trở lại sau một thời gian trầm lắng.

Do ra đời sau và hàng hóa giao dịch tại TTGDCK Hà Nội còn ít nên quy mô giao dịch cổ phiếu thứ cấp trên thị trường vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên, TTGDCK Hà Nội đã đạt được mục tiêu ban đầu là hình thành một thị trường giao dịch chứng khoán tại Thủ đô Hà Nội. Việc trung tâm tổ chức thành công các giao dịch, đảm bảo an toàn- hiệu quả đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện thêm một bước của quá trình xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam. Đồng thời, là bước tập dượt cần thiết trước khi hội đủ các điều kiện để xây dựng TTGDCK Hà Nội thành một TTCK phi tập trung (OTC) hoàn chỉnh tại Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)