Điểm lại quá trình cải cách trong những năm 90, có thể thấy rằng Việt Nam đ∙ thu được nhiều kết quả cụ thể. Ví dụ, trong lĩnh vực luật pháp, HTKT mang lại rất nhiều kết quả cụ thể. Hàng trăm bộ luật, nghị định, quy chế và quyết định chính sách được ban hành trong thập kỷ vừa qua, là do các cơ quan Việt Nam soạn thảo với những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của HTKT (Xem Phụ lục 1: Một số cột mốc trong quá trình cải cách của Việt Nam, Trang 53-56).
Không chỉ có Bộ Tư pháp đóng vai trò là công cụ cho cải cách lập pháp. Ví dụ, trong những năm 1994-1999, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Viện QLKTTƯ) thuộc Bộ KHĐT đ∙ nhận được 7.234.705 USD cam kết về HTKT, trong đó 3.689.044 USD đ∙ được giải ngân (Xem Hộp 4). Với năng lực về thể chế đ∙ được tăng cường khá tốt, Viện QLKTTƯ đ∙ sử dụng nguồn tài trợ này để góp phần soạn thảo một loạt những bộ luật, nghị định và quy chế quan trọng, như:
• Luật Doanh nghiệp tư nhân (được thông qua năm 1990), xác lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập quyền sở hữu tư nhân;
• Luật Công ty xác lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn;
• Các nghị định xác lập quyền của các DNNN trong việc quản lý tài sản, các quy chế về thành lập và bắt đầu đăng ký các DNNN;
• Luật Phá sản (thông qua năm 1993);
• Luật Hợp tác x∙ (thông qua năm 1997), khẳng định sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hình thức doanh nghiệp này;
• Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (thông qua năm 1994 và được sửa đổi năm
1998);
• Luật Doanh nghiệp (thông qua năm 1999).
Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng chủ trì thực hiện một số dự án HTKT góp phần xây dựng một loạt văn bản luật và nghị định quan trọng, như Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng Nhà nước, một số luật thuế và luật tổ chức tín dụng v.v Những luật này đóng vai trò rất quan trọng đối với việc triển khai các chính sách về tài chính và tiền tệ.
Quá trình này tiếp tục được triển khai; trong năm 1999 đ∙ đạt được những kết quả đáng kể như Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp và tiến hành một số bước nhằm b∙i bỏ cơ chế hai giá trong đó quy định các công ty nước ngoài phải trả mức giá cao hơn đối với một số
dịch vụ. Một lĩnh vực ưu tiên khác của Chính phủ là tăng cường công tác phổ biến thông tin về pháp luật cho công chúng từ cấp huyện trở xuống, cũng như tăng cường tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và lấy ý kiến của công dân thông qua Nghị định 29 về thực hiện chế độ dân chủ ở cơ sở.
hộp 4
Dự án tại Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Cải thiện môi trường điều tiết để phát triển kinh doanh Những đặc điểm chủ yếu của dự án
• Định hướng theo quy trình và thực hiện tham khảo ý kiến nhằm hỗ trợ cải cách khuôn khổ điều tiết. Điều này đòi hỏi phải tham khảo ý kiến rộng r∙i và vận động sự hỗ trợ cho sự nghiệp cải cách. Do đó, khó có thể dự tính trước kết quả cụ thể và lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động.
• Do tính chất không chắc chắn như trên, nên dự án thường được các nhà tài trợ coi là có mức độ rủi ro cao.
• Nhưng dự án có tác động tiềm tàng rất to lớn đối với việc tăng kết quả, việc làm và xoá đói giảm nghèo.
Những kết quả chọn lọc của dự án
• Luật Doanh nghiệp bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu tài sản, giảm mức độ tuỳ tiện trong xử lý hành chính và sự can thiệp vào các quyết định kinh doanh, và tạo “sân chơi bình đẳng” cho các nhà đầu tư. Quá trình tham khảo ý kiến đ∙ góp phần vận động sự hỗ trợ và “ý thức làm chủ” và có khả năng tạo điều kiện cho việc thực hiện.
• Quy chế mới về “Thành lập và đăng ký các doanh nghiệp và công ty tư nhân” góp phần giảm thiểu các chi phí trong việc thành lập một công ty.
• Những sửa đổi đối với Luật Doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao tính hiệu quả và trách nhiệm giải trình của các DNNN.
• Những sửa đổi đối với Luật Khuyến khích đầu tư trong nước làm rõ ràng hơn những khuyến khích và giảm bớt sự chênh lệch trong những khuyến khích đối với các nhà đầu tư
trong nước so với các nhà đầu tư nước ngoài.
• Nghị định về Hợp đồng, Cho thuê và Giải thể cung cấp những giải pháp mới, tạo điều kiện cho việc sắp xếp lại các DNNN quy mô nhỏ.
• Nghị định và các quyết định có liên quan đến đầu tư trực tiếp của nước ngoài là những bước tiến quan trọng nhằm giảm bớt sự phân biệt đối xử về giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và bảo vệ quyền của các nhà đầu tư nước ngoài.
• Tăng thêm và nâng cao chất lượng của các cuộc thảo luận công khai về sự cần thiết phải cải cách khuôn khổ điều tiết vì mục tiêu tăng trưởng và bình đẳng.
Các yếu tố góp phần vào thành công của dự án
• Các cuộc tham khảo ý kiến rộng r∙i trong quá trình xây dựng dự án đ∙ diễn ra thuận lợi nhờ một tiểu dự án thực hiện trước đó về việc cung cấp kinh nghiệm, tăng cường quan hệ và cho phép đánh giá sâu sắc nhu cầu của Cơ quan chủ dự án và những đầu vào mà cơ quan và chuyên gia bên ngoài cần cung cấp.
• Cơ quan chủ dự án cam kết mạnh mẽ đối với dự án, nhìn thấy lợi ích của sự hỗ trợ trước kia và có tầm nhìn rõ ràng sự trợ giúp thêm sẽ có ích như thế nào cho công việc đang được tiến hành.
• Dự án được quyết định bởi nhu cầu của cơ quan chủ dự án và được thiết kế xung quanh việc hỗ trợ tăng cường năng lực nhằm thực hiện hoạt động hàng ngày của cơ quan này. Do vậy, luôn luôn có sự hỗ trợ của các nhân viên đối tác và dự án chỉ tăng thêm ở mức độ tối thiểu gánh nặng về hành chính cho chủ dự án.
• Cơ quan chủ dự án đ∙ xây dựng được quan hệ làm việc rất tốt với cơ quan tài trợ và các chuyên gia nước ngoài, tận dụng tối đa các cơ hội để có sự linh hoạt cần thiết nhằm hỗ trợ cho chương trình cải cách.
• Sự kết hợp sáng tạo giữa chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài đ∙ mang lại những kết quả có hiệu quả cao về mặt chi phí.
HTKT đ∙ đóng một vai trò mang tính chiến lược và tích cực, cung cấp những đầu vào cần thiết cho việc phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt cho việc điều chỉnh từng bước các bộ luật và tập quán pháp luật theo những cách thức phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi ích của cơ chế kinh tế mới. HTKT đ∙ cung cấp tư vấn về việc xây dựng những bộ luật mới và phát triển toàn diện hệ thống pháp luật. Nhiều luật sư Việt Nam đ∙ được tham dự các lớp đào tạo ở trong và ngoài nước.
Chính phủ đ∙ cam kết xây dựng một Nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu là một nhiệm vụ vô cùng to lớn. Mặc dù hàng trăm bộ luật, nghị định, quy chế và quyết định chính sách đ∙ được thông qua, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Hơn nữa, việc phát triển một khuôn khổ pháp luật có hiệu quả vượt ra ngoài việc ban hành các văn bản pháp quy đó. Cần phải có một sự chấp nhận và hiểu biết rộng r∙i đối với vai trò của pháp luật. Cần xây dựng các tập quán để bảo đảm cho mọi người tiếp cận được với hệ thống pháp luật, kể cả các hệ thống có hiệu lực về tố tụng và xét xử thương mại, thi hành các phán quyết dân sự, và để các cơ quan công quyền nhìn nhận vai trò của hệ thống tư pháp trong việc kiềm chế những hành động tuỳ tiện của họ.
Phát triển hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ đầy thử thách cần tiếp tục được chính phủ chú trọng và các nhà tài trợ ủng hộ trong thời gian tới. Cần có một chiến lược phát triển pháp luật tổng thể để chỉ đạo quá trình này. Hiện tại, hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực pháp luật còn thiếu sự phối hợp và manh mún, có nhiều điều luật còn không rõ ràng, không đầy đủ và thiếu nhất quán dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng và thi hành luật pháp.
Cần tiếp tục hỗ trợ khâu giáo dục về luật pháp cũng như tăng cường công tác đào tạo luật sư, quan tòa, công tố viên, cán bộ thi hành luật dân sự và các cán bộ thi hành luật. Ngoài ra, cần cải thiện hệ thống quản lý pháp luật; hiện tại, các hình thức khuyến khích còn chưa đầy đủ để các quan tòa và các cán bộ thi hành luật một cách trung thực và khách quan.