Hỗ trợ cải cách trong lĩnh vực quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá Hợp tác kỹ thuật tại Việt Nam ( 1994_ 2000) ppt (Trang 39 - 44)

Hợp phần mang tính chiến lược của HTKT đ∙ hỗ trợ nỗ lực đổi mới hệ thống kinh tế và tạo ra khuôn khổ hành chính và thể chế mới cần thiết để quản lý mô hình kinh tế mới.

Chủ đề xuyên suốt báo cáo này là tiến trình Đổi Mới đ∙ thành công vì Chính phủ Việt Nam kiểm soát được tiến trình này. Những sáng kiến quan trọng (ví dụ: gỡ bỏ những biện pháp kiểm soát không cần thiết; nhấn mạnh sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và bình đẳng x∙

hội) đều xuất phát từ những quyết định của l∙nh đạo Việt Nam và phản ánh những ưu tiên của đất nước Việt Nam.

Một số bước đề xuất để hoàn thiện việc quản lý hợp tác kỹ thuật

Thực tế quan sát/ Bằng chứng

Công tác điều phối • Trùng lắp trong nỗ lực của các nhà tài trợ, l∙ng phí nguồn lực. • Các hoạt động HTKT được phân bổ thiếu cân đối.

• Thiếu chia sẻ thông tin.

• Mối liên kết giữa các bên liên quan còn yếu kém.

• Các nhà tài trợ không cam kết mạnh mẽ đối với công tác điều phối viện trợ.

• Thiếu sự l∙nh đạo của Chính phủ trong việc khuyến khích các nhà tài trợ phối hợp với nhau.

• Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các nhà tài trợ; củng cố quan hệ thông tin hai chiều giữa các nhà tài trợ - các cơ quan chính phủ và giữa các đơn vị trong Bộ KHĐT.

• Tăng cường mối liên kết giữa các bên liên quan.

• Các nhà tài trợ xác định rõ những lĩnh vực quan tâm của họ.

• Xuất bản bản tin hàng tháng về các hoạt động viện trợ, bao gồm cả việc thông tin về các đoàn vào.

• Thiết kế và xây dựng web-site với các liên kết thích hợp về điều phối viện trợ. Chiến lược Chương trình quốc gia • Thiếu một chiến lược quốc gia rõ ràng về HTKT.

• Mối quan hệ giữa các hoạt động HTKT với các chính sách và ưu tiên của Chính phủ còn yếu. • Không có chiến lược “rút lui” để tránh sự phụ thuộc viện trợ.

• Đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý viện trợ còn thiếu và năng lực chưa phù hợp.

• Hạn chế của phía Chính phủ trong nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ không hoàn lại.

• Nâng cao năng lực phân tích và quản lý cho Bộ KHĐT; tăng cường đội ngũ và bố trí lại cơ cấu của Vụ Kinh tế đối ngoại để nâng cao năng lực lập kế hoạch chiến lược và điều phối viện trợ.

• Xây dựng chiến lược HTKT với các mục tiêu tổng thể và mục tiêu xây dựng năng lực rõ ràng.

• Tổ chức điều phối theo ngành một cách hệ thống hơn thông qua các nhóm công tác liên cơ quan Chính phủ, song song với các cách tiếp cận theo ngành của các nhà tài trợ.

• Bảo đảm các cuộc họp đối tác luôn luôn có đại diện cân đối của các bên và có quy mô/hình thức tổ chức thích hợp để hoạt động có hiệu quả.

Quản lý chương trình và ý thức làm chủ của

quốc gia. • Nhiều ý kiến khác nhau về “ý thức làm chủ của quốc gia”. • Thiếu các sáng kiến trong giai đoạn đầu, đặc biệt trong chiến lược chương trình và thiết kế dự án

• Các hoạt động tiếp theo trong giám sát và đánh giá còn yếu

• Một số nhà tài trợ kiểm soát quá mức việc thiết kế dự án và tuyển chọn chuyên gia.

• Phân công việc không phù hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm; thiếu chú ý đến chiến lược; việc ra các quyết định cụ thể bị tập trung vào cấp trên đến mức không cần thiết.

• Thiếu sự phân cấp trách nhiệm hợp lý và rõ ràng.

• Quyền hạn và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý và điều phối viện trợ không được xác định rõ.

• Tinh chỉnh cơ chế điều phối và quản lý viện trợ để làm rõ hơn vai trò/trách nhiệm của các cơ quan.

• Các nhà tài trợ phải công bố đầy đủ và rõ ràng ngân sách của dự án.

• Chính phủ và các nhà tài trợ cùng hợp tác để tuyển chọn chuyên gia quốc tế. Chuyên gia có trách nhiệm giải trình với phía Việt Nam.

• Phân cấp quản lý rõ ràng cho các Bộ và địa phương.

Phát triển năng lực quốc gia.

• Sự tham gia của các chuyên gia/công ty tư vấn trong nước trong HTKT còn yếu • Thiếu các chính sách khuyến khích. • Năng lực được xây dựng nhưng không liên quan tới công việc được giao.

• Thiếu cán bộ có kinh nghiệm và được đào tạo thích hợp.

• Không lựa chọn đúng cơ quan điều hành và các cơ quan thực hiện, giám đốc và quản đốc dự án.

• Năng lực của ngành tư

vấn trong nước còn yếu.

• Sử dụng thiếu hiệu quả đội ngũ chuyên gia trong nước hiện ngày càng tăng.

• Chưa có khuôn khổ pháp lý và các biện pháp khuyến khích để phát triển tư vấn tư nhân. • Các công ty tư vấn chưa hợp tác được với nhau để phát triển năng lực của

• Xây dựng và áp dụng chế độ khuyến khích tại các cơ quan Chính phủ và cơ quan tài trợ để động viên và tạo điều kiện cho mọi người làm việc tốt; các nỗ lực chung để hoàn thiện phương thức quốc gia điều hành dự án (NEX).

• Chiến lược về sử dụng HTKT để xây dựng năng lực của các chuyên gia/tổ chức tư vấn trong nước nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn, hình thành một ngành công nghiệp tư vấn có chất lượng cao. Khuyến khích ngành tư vấn tìm kiếm sự hợp tác để xây dựng năng lực.

• Học tập kinh nghiệp quốc tế (ví dụ ấn Độ) để xác định mục tiêu và chính sách nhằm từng bước nâng cao chất lượng và nội dung của các hoạt động tư vấn trong nước.

• Hoàn thiện việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ trong nước để

ngành tư vấn thực hiện các dự án.

Tuy nhiên, do giai đoạn đầu của tiến trình Đổi Mới đ∙ hoàn thành, cả Chính phủ và các nhà tài trợ cần có cam kết mới để có thể duy trì công việc tăng cường năng lực và đổi mới thể chế về lâu về dài nhằm củng cố tiến trình Đổi Mới. Hệ thống quản lý của Chính phủ còn đáp ứng quá chậm so với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Mặc dù Việt Nam đ∙ đạt được những tiến bộ đáng kể trong công cuộc cải cách kinh tế, một loạt nhiệm vụ phức tạp và khó khăn vẫn còn đó. Cần phải cải tổ nhiều hơn nữa các cơ chế quản lý kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như cải cách DNNN, tự do hóa thương mại và cải thiện môi trường điều tiết kinh doanh.

Đảng và Chính phủ cũng nhìn nhận rằng để duy trì được đà tăng trưởng thì cần phải tiếp tục tiến hành những biện pháp cải cách sâu sắc. Thủ tướng Chính phủ đ∙ nhiều lần bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng hệ thống Chính phủ cần phải được tinh giản.

Hoạt động của các nhà tài trợ nhằm giúp cải thiện hệ thống quản lý kinh tế và tài chính bao gồm nỗ lực tăng cường khả năng phân tích của các Bộ quản lý kinh tế, hỗ trợ nâng cao năng lực của kiểm toán nhà nước, giúp Bộ Tài chính nâng cao chất lượng dự thảo Luật Ngân sách và thực hiện ngân sách, hỗ trợ công tác đào tạo lại cán bộ của Bộ KHĐT, hỗ trợ cải cách ngân hàng vv...

Tiến trình Đổi Mới là do người Việt Nam chỉ đạo. Thực tế đó đôi khi gây ra thất vọng cho phía nhà tài trợ khi họ cảm thấy rằng cải cách trong lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác không tiến triển nhanh như ý muốn. Tuy nhiên, ngay cả khi những nỗi thất vọng đó là có căn cứ thì cũng cần nhìn nhận rằng sự nghiệp đổi mới có cơ may thành công nhiều hơn khi nó bắt nguồn từ chính hệ thống của Việt Nam. Nhiệm vụ của HTKT là hỗ trợ cho quá trình xây dựng và thực hiện chính sách của Việt Nam, chứ không thay thế quá trình đó.

Trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách, đ∙ đạt được những tiến bộ đáng kể với một nguồn kinh phí viện trợ khiêm tốn. Ví dụ, Chương trình phát triển quản lý do UNDP tài trợ đ∙

giúp Văn phòng Chính phủ. Với sự hợp tác của Viện phát triển kinh tế (thuộc WB) với tư cách là cơ quan thực hiện dự án, chương trình này đ∙ giúp Chính phủ về lý thuyết và thực hành của kinh tế thị trường. Chương trình cũng đ∙ hỗ trợ đào tạo các giảng viên, đào tạo phiên dịch tiếng Anh đồng thời về kinh tế tại Việt Nam cũng như đào tạo về kinh tế học và luật học ở nước ngoài (Xem Hộp 3).

Việc hỗ trợ hoàn thiện hệ thống kinh tế vẫn là mục tiêu được ưu tiên cao trong HTKT. Một số lĩnh vực cải cách hiện nay cần được hỗ trợ trong một vài năm tới, như cải cách DNNN, môi trường điều tiết kinh doanh và hệ thống tài chính, ngân hàng. Ngoài ra, cần phải có cam kết của Chính phủ không ngừng tăng cường công tác quản lý kinh tế trong các lĩnh vực như chi tiêu công cộng, chương trình đầu tư công cộng và quản lý nợ nước ngoài.

Trong một số lĩnh vực nêu trên, cả hai bên cần thống nhất đề ra những mục tiêu rõ ràng hơn để làm cơ sở theo dõi kết quả đạt được (ví dụ liên quan tới những bước cải thiện trong công tác quản lý DNNN). Trong những lĩnh vực khác với mục tiêu chủ yếu là nâng cao chất lượng hoạt động, thì việc xác định các mục tiêu về số lượng có thể khó khăn hơn, song điều cần thiết là hai bên cần hiểu rõ về các mục tiêu của HTKT.

hộp 3

Tăng cường năng lực quản lý: Đào tạo các nhà làm chính sách và các chuyên gia kinh tế

Là một trong những thử nghiệm đầu tiên nhằm giúp các tổ chức công cộng trong việc xác định vai trò mới của mình trong nền kinh tế thị trường, Văn phòng Chính phủ đ∙ khởi xướng một cách tiếp cận đa ngành mới mẻ vào năm 1990 trong việc đào tạo một loạt quan chức Chính phủ. Chương trình phát triển quản lý do UNDP tài trợ đ∙ cung cấp số kinh phí ban đầu là 1.700.000 USD, kể cả 400.000 USD cho cải cách luật pháp và 100.000 USD cho cải cách hành chính. Ngoài ra, hơn 1.000.000 USD vốn đồng tài trợ đ∙ được huy động từ Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), Cơ quan phát triển hải ngoại của Anh Quốc (ODA), Công ty dầu lửa Anh Quốc (BP) và các nhà tài trợ tư nhân khác. Viện phát triển kinh tế thuộc WB đ∙ hỗ trợ trong việc thực hiện chương trình này.

Chương trình đ∙ huy động sự tham gia của các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng và các quan chức cao cấp của các Bộ/ngành tham gia trực tiếp vào những bước cải cách ban đầu. Chương trình cung cấp những đầu vào cho quá trình hoạch định chính sách thông qua các cuộc trao đổi cấp cao với các nước khác, một cuộc hội thảo chính sách cấp cao (cấp Bộ trưởng), đào tạo và hỗ trợ tư vấn. Thành công của giai đoạn 1 đ∙ đưa đến giai đoạn 2 mà trọng tâm được chuyển từ những người làm chính sách ở cấp trung ương xuống những người làm chính sách chủ chốt ở cấp tỉnh và thành phố. Giai đoạn 2 đ∙ huy động thêm được nguồn hỗ trợ của Anh Quốc, Cơ quan phát triển quốc tế của Ca-na-đa (CIDA) và Hà Lan.

Chương trình đ∙ hỗ trợ đào tạo sau đại học ở nước ngoài cho 71 người về các bộ môn kinh tế học, luật thương mại, quản trị kinh doanh và quản trị công cộng ở các nước Anh Quốc và Hoa Kỳ. Một nét mang tính sáng tạo của chương trình là việc tổ chức đào tạo phiên dịch đồng thời về kinh tế ở Việt Nam. Hoạt động này không chỉ góp phần cải thiện việc cung cấp các phiên dịch có trình độ cao mà còn góp phần tạo ra năng lực đào tạo phiên dịch cao cấp ở trong nước.

Một cuộc đánh giá độc lập chương trình này, tiến hành vào cuối giai đoạn 1, đ∙ nhận xét:

Vấn đề lúc đó là trang bị cho các nhà làm chính sách, giảng viên và cán bộ đào tạo, các nhà quản lý doanh nghiệp những kiến thức và sự hiểu biết về cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường. Những kỹ năng phân tích chính sách kinh tế vĩ mô là đặc biệt thích hợp cho những người làm chính sách, nhưng những người làm quản lý doanh nghiệp cũng cần hiểu biết những vấn đề liên quan đến chính sách tài khoá, tiền tệ, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ l∙i xuất và giá cả. Họ cũng cần có khả năng để chớp lấy những thời cơ và khắc phục những vấn đề nảy sinh từ một môi trường kinh tế theo định hướng thị trường và cởi mở hơn. Họ cũng cần có quyền tự chủ nhiều hơn, kỹ năng phát triển doanh nghiệp tư nhân và những kỹ năng mới khác (kế toán, thẩm định tài chính, tiếp thị v.v...), và đây cũng là những vấn đề cần được giải quyết. Do đó, thời điểm thực hiện chương trình này là hết sức tuyệt vời. Việt Nam cần được cung cấp cơ hội để tiếp thu những kỹ năng, kỹ thuật thích hợp, cũng như để học hỏi kinh nghiệm của các nước khác.

Dựa vào báo cáo của UNDP tại Việt Nam: Một số bài học trong việc hỗ trợ quá trình

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá Hợp tác kỹ thuật tại Việt Nam ( 1994_ 2000) ppt (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)