- Thái độ:
+ Không coi trọng trinh tiết. + Tình dục không cần tình yêu
+ Quan hệ với bất cứ đối tượng nào nhằm thoã mãn nhu cầu cá nhân. + TDTHN: Xem đây là chuyện quá bình thường
- Nhận thức:
+ Có hiểu biết nhiều về tình dục
5. MỤC ĐÍCH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
5.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ thực trạng về xu hướng tình dục trước hôn nhân của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay đang diễn ra như thế nào.
Thứ hai: Tìm hiểu sự tác động của biến đổi xã hội đến xu hướng tình dục THN của SV thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tìm ra biến đổi nào là tác động chủ yếu.
Thứ ba: Tìm hiểu việc sử dụng internet có liên quan đến tình dục của sinh viên và ảnh hưởng của các hoạt động này đến kiến thức, thái độ và hành vi tình dục của cá nhân.
Thứ tư: Làm rõ quá trình xã hội hóa về tình dục của sinh viên như cơ sở hình thành các quan niệm/định hướng giá trị về tình dục trong SV.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: xu hướng tình dục trong SV TP HCM hiện nay diễn ra như thế nào?
Thứ hai: phải chăng internet là kho tàng kiến thức về tình dục cho SV và là yếu tố tác động tới xu hướng tình dục trong SV?
Thứ ba: quá trình xã hội hóa đóng vai trò như thế nào trong định hướng giá trị về TD của SV?
6. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
6.1. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Biến đổi xã hội và xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu : Sinh viên Đại học tại TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có: chủ nhà trọ, cán bộ đoàn hội và giảng viên đại học.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: Trường Đại học thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
• Thời gian: 2012-2013 6.3. Địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên phạm vi trong thành phố Hồ Chí Minh. Vì đây là đề tài nhằm tìm hiểu những xu hướng TD của SV TP HCM. Trong đó gồm có các địa bàn cụ thể sau: công viên, nhà sách, tiệm bao cao su, hồ đá, tiệm internet. Những địa điểm có liên quan tới đề tài và nằm trong phạm vi TP HCM.
7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài nghiên cứu đem lại ý nghĩa trong việc hệ thống hóa các thông tin, các quan điểm, các học thuyết về biến đổi xã hội tác động lên những xu hướng tình dục khác nhau của sinh viên tại thành phố HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào kiến thức lý luận về biến đổi xã hội và vai trò của nó khi tác động lên những cách suy nghĩ và lối sống của SV về TDTHN tại Việt Nam. Đề tài cũng đem lại cái mới cho kho tàng nghiên cứu về tình dục đó là phân nhóm theo 3 xu hướng: tình dục gắn với hôn nhân, tình dục gắn với tình yêu và tình dục không cần tình yêu. Những vấn đề có ý nghĩa gợi mở trong đề tài là những vấn đề đáng được tham khảo khi nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu cho các đề tài liên quan đến vấn đề này.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này giúp thanh niên đặc biệt là tầng lớp SV tri thức hiểu rõ hơn về những biến đổi trong xã hội, đặc biệt là biến đổi về internet, hiểu biết hơn về những xu hướng TDTHN. Đồng thời giúp cho những SV tự trang bị cho mình những tri thức hiểu biết cần thiết về văn hóa-xã hội, về tình dục, đặc biệt giúp SV thể hiện quan điểm của bản thân đối với vấn đề TDTHN. Góp phần giúp các nhà chức trách có cái nhìn rõ hơn về thực trạng vấn đề biến đổi xã hội đã tác động như thế nào tới SV, hay các xu hướng TD mà SV hướng tới. Mà mục tiêu chung là tìm hiểu được nhận thức của SV với TDTHN hiện nay như thế nào. Cùng đó góp phần nhỏ giúp các nhà chức trách đưa ra những quan điểm đúng đắn về vấn đề tình dục trong sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.
Trong Từ điển xã hội học xem biến đổi xã hội dưới góc nhìn xã hội học bao gồm rất nhiều nhiều phương diện. Từ biến đổi ngắn hạn đến những biến đổi dài hạn, những biến đổi quy mô lớn đến quy mô nhỏ, từ cấp độ toàn cầu tới cấp độ gia đình. Biến đổi xã hội không chỉ thể hiện trên phương diện cấu trúc chính trị và cơ cấu xã hội rộng lớn mà còn thể hiện trong chuẩn mực, giá trị, khuôn mẫu hành vi, các mối quan hệ.
1.2. Tình dục
Tình dục là hoạt động sinh dục ở người. Nó là một khái niệm rộng, bao hàm: Nhận thức và cảm xúc về cơ thể mình và cơ thể người khác. Khả năng và nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó. Có những suy nghĩ và tình cảm giới tính. Cảm giác hấp dẫn tình dục với người khác. Các tiếp xúc tình dục: từ động chạm cơ thể đến giao hợp.
1.3. Tình dục trước hôn nhân
Là sự tiếp nhận (chấp nhận) vấn đề tình dục, là sự hấp dẫn về mặt tình cảm và thể chất với một đối tượng thuộc giới nào đó khi chưa có sự chấp nhận của gia đình hay pháp luật về hôn nhân.
1.4. Sinh viên
Là những người đang theo học chương trình đại học hoăc cao đẳng tại các trường Đại học và Cao đẳng. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, nhóm chỉ quan tâm đến đối tượng sinh viên tại các trường Đại học.
2. CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG
2.1. Lý thuyết kiến tạo xã hội
Theo từ điển Tiếng Việt, “kiến tạo” là xây dựng nên. Như vậy kiến tạo là một động từ chỉ hoạt động của con người tác động lên một đối tượng nhằm tạo nên một đối tượng mới theo nhu cầu bản thân. Lý thuyết kiến tạo về cơ bản là một lý thuyết dựa trên quan sát và nghiên cứu khoa học nhằm trả lời cho câu hỏi: Con người như thế nào? Lý thuyết này nói rằng con người kiến tạo những sự hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh. Nhận thức về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của mỗi sinh viên là khác nhau, mỗi
cá nhân có cách nghĩ, cách làm khác nhau. Tùy theo sự phát triển tâm lý, trình độ nhận thức, hoàn cảnh xuất thân, mối quan hệ với bạn bè, với môi trường xung quanh...mà cá nhân có những phản ứng, những chọn lựa, tiếp cận tri thứckhác nhau trước vấn đề này. Cá nhân sẽ chọn lựa giữa việc có hay không việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, và việc quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng thế nào với cuộc sống hiện tại và tương lai sau này của các bạn- nhất là các bạn nữ.
Áp dụng lý thuyết này vào bài nghiên cứu nhóm chúng tôi muốn nêu bật được vai trò của bạn bè, thầy cô và xã hội trong việc cá nhân tiếp thu những gì liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân khi cá nhân tham gia sử dụng internet. Cũng như việc lan truyền những hình ảnh hay những nội dung có liên quan đến vấn đề tình dục trong sinh viên.
Chính vì vậy, với việc sử dụng lý thuyết kiến tạo xã hội vào nghiên cứu, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về yếu tố bên ngoài liên quan đến qua điểm của một cá nhân về một vấn đề nào đó, mà ở đây chính là việc sử dụng lý thuyết kiến tạo xã hội vào quá trình nghiên cứu để làm rõ tác động của biến đổi xã hội đối với quan điểm của sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân.
2.2. Lý thuyết xã hội hóa
Quá trình xã hội hóa là một quá trình làm cho con người từ một thực thể sinh học sang một thực thể xã hội. Đây là một quá trình vừa dạy vừa học trong đó những người tham gia vào quá trình này học thái độ, giá trị và nhân cách, hàng động đúng đắn theo chuẩn mực của một nhóm xã hội cụ thể. Đây là quá trình trang bị và phát triển kĩ năng; truyền đạt những ước vọng, hệ thống giá trị mà mỗi cá nhân đã học hỏi được trong ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng tôi quyết định sử dụng lý thuyết xã hội hóa cho đề tài “ Biến đổi xã hội và xu hướng tình dục trong sinh viên thành phố Hồ Chí Minh” để giải thích, làm sáng tỏ cho những xu hướng tình dục trước hôn nhân. Giải thích quá trình xã hội hóa khác nhau dẫn tới những kiến thức và hành vi khác nhau, cụ thể là khác nhau trong xu hướng tình dục trước hôn nhân của sinh viên.
Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Xô Viết “Định hướng giá trị” là : a. Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó.
b. Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến, ham muốn...của nhân cách. Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn với gắn liền với các đặc đặc nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại. Sự phát triển định hướng giá trị là dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách, là chỉ tiêu đo đạc tính xã hội của nhân cách...
Trong từ điển “Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô, tác giả A.V Petrocski, MG Jrosevski quan niệm: “Định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt với các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướn, động cơ hoạt động. Như vậy, trong định hướng giá trị của cơ quan hệ đến cái mặt nhận thức, ý chí và cảm xúc trong sự phát triển nhân cách.
Tác giả Ladov cho rằng: “Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và các phương tiện cơ bản đạt những mục tiêu ấy. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi (ứng xử) lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc khách quan hình thành những nhu cầu ấy”.
Các nhà tâm lý học xã hội thì cho rằng: Hệ thống định hướng giá trị phản ảnh hệ tư tưởng và văn hoá của xã hội cơ sở bên trong của những
quan hệ giữa con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính trị, tinh thần và đạo đức. Định hướng giá trị của nhóm hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau (phụ thuộc vào vị trí của nhóm trong hệ thống cá quan hệ xã hội).
Việc lựa chọn hành động phản ánh bản chất bên trong về những mong muốn của thanh niên đối với những khuôn mẫu hành vi trong thực tế. Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa của đất nước và tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều chuẩn mực, giá trị, quan niệm của thanh niên có sự biến đổi. Trong ý thức của đại đa số thanh niên, nhiều giá trị được đề cao trong quá khứ được nhường chỗ cho những giá trị mới. Bản thân giá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Mặt khác, khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội. Chính vì thế trong đề tài nghiên cứu này sử dụng lý thuyết định hướng giá trị vào trong đề tài nghiên cứu để lý giải rằng những thay đổi trong hệ thống giá trị đã làm thay đổi nhận thức của sinh viên và lý giả một điều rằng tại sao có những sinh viên tán thành quan hệ tình dục trước hôn nhân và tại sao lại có những sinh viên không đồng ý với quan hệ tình dục trước hôn nhân một phần là hệ giá trị mà sinh viên tiếp nhận ở những môi trường khác nhau nên không giống nhau. Cái gì định hình nên giá trị tiềm tàng trong mỗi sinh viên và hướng sinh viên theo mỗi hướng khác nhau.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài nhóm chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn sâu, quan sát, thảo luận nhóm, tài liệu sẵn có và mẫu nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện những nhóm công cụ như vậy nhóm chúng tôi gặp nhiều điều may mắn nhưng cũng không ít những khó khăn. Việc thực hiện những phương pháp trên nhằm thu thập những thông tin bổ ích cho đề tài mà chúng tôi đang làm, bên cạnh đó là điều kiện để chúng tôi thấy rõ hơn cuộc sống đa dạng của sinh viên thể hiện qua thái độ, hành vi, nhận thức và chịu ảnh hưởng lớn từ các tác nhân xã hội. Từ đó chính chúng tôi biết nhìn nhận vấn đề một cách đa phương diện, không còn những suy nghĩ ác cảm hay bất kì sự ghê sợ nào mà biết thông cảm và thấu hiều tâm tư của các bạn hơn. Chúng tôi bắt đầu nhận ra vai trò cao cả của một nhà xã hội học trong đời sống này.
3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp quan trọng, theo chúng tôi là có thể đi sâu hơn vào suy nghĩ, quan niệm, hành vi của các bạn sinh viên, chính vì vậy chúng tôi không ngại khó bàn bạc, lựa chọn đối tượng và bắt tay vào việc phỏng vấn, để thu thập được những thông tin bổ ích và đầy đủ xoay quanh vấn đề này chúng tôi chọn lựa đối tượng phỏng vấn bao gồm: chủ nhà trọ, giảng viên, cán bộ đoàn hội, các cá nhân sinh viên từ năm 1 đến năm 5 trong TPHCM. Bước đầu của những phỏng vấn viên nghiệp dư đã khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi không được sự đồng tình, giúp đỡ của các phỏng vấn viên, không ít lần chúng tôi bị từ chối nhẹ nhàng và cũng không ít sự xua đuổi. Nhưng các thành viên trong nhóm vẫn luôn cố gắng vì mục tiêu chúng của cả nhóm. Chúng tôi thâm nhập vào các xóm trọ, các trường học…để tìm kiếm đối tượng của mình và chúng tôi thấy rằng mình phải luôn tôn trọng họ, bất kể họ là ai? Như thế nào? Chúng tôi không trò chuyện với họ và đưa ra những phán xét về mặt đạo đức hành vi SCTHN, mà chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu và thấu hiểu tại sao họ lại hành động như vậy hay tại sao việc hành động như vậy lại có ý nghĩa đối với họ ... Những lần gặp gỡ SV chúng tôi cố gắng thuyết phục với họ rằng chúng tôi gặp họ không phải để kiểm tra, đánh giá họ mà là để