Để phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài nhóm chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn sâu, quan sát, thảo luận nhóm, tài liệu sẵn có và mẫu nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện những nhóm công cụ như vậy nhóm chúng tôi gặp nhiều điều may mắn nhưng cũng không ít những khó khăn. Việc thực hiện những phương pháp trên nhằm thu thập những thông tin bổ ích cho đề tài mà chúng tôi đang làm, bên cạnh đó là điều kiện để chúng tôi thấy rõ hơn cuộc sống đa dạng của sinh viên thể hiện qua thái độ, hành vi, nhận thức và chịu ảnh hưởng lớn từ các tác nhân xã hội. Từ đó chính chúng tôi biết nhìn nhận vấn đề một cách đa phương diện, không còn những suy nghĩ ác cảm hay bất kì sự ghê sợ nào mà biết thông cảm và thấu hiều tâm tư của các bạn hơn. Chúng tôi bắt đầu nhận ra vai trò cao cả của một nhà xã hội học trong đời sống này.
3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp quan trọng, theo chúng tôi là có thể đi sâu hơn vào suy nghĩ, quan niệm, hành vi của các bạn sinh viên, chính vì vậy chúng tôi không ngại khó bàn bạc, lựa chọn đối tượng và bắt tay vào việc phỏng vấn, để thu thập được những thông tin bổ ích và đầy đủ xoay quanh vấn đề này chúng tôi chọn lựa đối tượng phỏng vấn bao gồm: chủ nhà trọ, giảng viên, cán bộ đoàn hội, các cá nhân sinh viên từ năm 1 đến năm 5 trong TPHCM. Bước đầu của những phỏng vấn viên nghiệp dư đã khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi không được sự đồng tình, giúp đỡ của các phỏng vấn viên, không ít lần chúng tôi bị từ chối nhẹ nhàng và cũng không ít sự xua đuổi. Nhưng các thành viên trong nhóm vẫn luôn cố gắng vì mục tiêu chúng của cả nhóm. Chúng tôi thâm nhập vào các xóm trọ, các trường học…để tìm kiếm đối tượng của mình và chúng tôi thấy rằng mình phải luôn tôn trọng họ, bất kể họ là ai? Như thế nào? Chúng tôi không trò chuyện với họ và đưa ra những phán xét về mặt đạo đức hành vi SCTHN, mà chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu và thấu hiểu tại sao họ lại hành động như vậy hay tại sao việc hành động như vậy lại có ý nghĩa đối với họ ... Những lần gặp gỡ SV chúng tôi cố gắng thuyết phục với họ rằng chúng tôi gặp họ không phải để kiểm tra, đánh giá họ mà là để tìm hiểu về cuộc sống, những chia sẻ giữa họ với nhau, quan hệ của họ với xã hội xung quanh và những khó khăn họ gặp trong cuộc sống thường ngày. Chúng tôi luôn cố gắng làm cho cuộc phỏng vấn giống với các cuộc nói chuyện bình thường. Thay vì hỏi một danh sách câu hỏi đã được xác định trước, chúng tôi chỉ sử dụng một danh sách các chủ đề cần nghiên cứu với những gợi ý mở. Cách này cho phép những người được phỏng vấn có thể đặt câu hỏi ngược trở lại cho nhà nghiên cứu, hỏi về các chủ đề mới và đưa cuộc nói chuyện theo một hướng có thể không ngờ tới. Điều này nhằm tới việc tạo điều kiện cho người được phỏng vấn cởi mở tối đa tâm tư, bức xúc đang ẩn giấu bên trong con người họ.
Để tạo nên sự thân mật và cởi mở giúp các cuộc phỏng vấn thu được kết quả tốt nhất chúng tôi thường thiết kế không gian trò chuyện riêng, ở phòng trọ lúc một trong hai người vắng mặt do phải đi học hoặc về quê, có những trường hợp được hẹn ra quán cà phê, hay phòng học tập ít người ở trường hay một chỗ nào đó có không gian mát mẻ, thoáng đãng, lãng mạn…
Để bảo đảm nguyên tắc khuyết danh trong nghiên cứu, quá trình phỏng vấn chúng tôi không đặt câu hỏi lấy thông tin về họ và tên thật của người trả lời. Thay vào đó, chúng tôi đã đổi tên và sử dụng những tên giả gán cho từng trường hợp phỏng vấn. Do vậy, tên của SV trả lời phỏng vấn được trích dẫn và sử dụng trong tài liệu này chỉ là tên giả. Để những thông tin luôn đầy đủ và để có thể nghe đi nghe lại nhiều lần, tìm ra những thông tin mới mẻ ẩn sâu trong những cuộc trò chuyện dài cả tiếng thì chúng tôi khi được sự đồng ý của người được phỏng vấn kết hợp với
nghe và ghi chép là ghi âm. Thiết bị ghi âm sẽ giúp chúng tôi thoải mái trò chuyện hơn cả khi không chú tâm ghi chép, như vậy cuộc phỏng vấn sẽ thành công hơn. 3.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức của các thành viên nhóm, không chỉ vậy nhóm quan sát còn phải có cái nhìn nhanh nhạy, khái quát và tốc ký cùng một chút “máu” phóng viên. Dù là nhằm phục vụ đề tài nhưng chúng tôi thấy nó như nghề của mình vậy nên cảm thấy hăng say, nhiệt tình. Nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn, có nhiều địa điểm quan sát như: các công viên trong TPHCM, các quán internet, các tiệm bán bao cao su, các nhà trọ, hồ đá ĐHQG, kí túc xá, nhà sách, thư viện nhưng thành viên nhóm quan sát không nhiều nên chúng tôi phải tách ra làm nhiệm vụ, chỉ nhắc đến các địa điểm trên là thấy nó rộng thế nào? Để cho thông tin đề tài phong phú chúng tôi không thể tập trung quan sát những địa điểm gần mà phải đi nhiều nơi khác nhau. Nhiều lúc bị chửi rủa, đuổi và những ánh mắt ác ý nhưng chúng tôi vẫn hết sức cố gắng để có những kết quả đáng trông đợi với những hình ảnh đa dạng, sắc nét. Mục đích quan sát của chúng tôi là không chỉ thu thập những thông tin cần có trong đề tài mà qua tất cả những cử chỉ, hành động trong thực tế của các bạn sinh viên chúng tôi sẽ nắm bắt bằng con mắt bao quát, tình cảm, thông cảm mà không cần bằng lời nói. Những địa điểm được chọn lựa đều là những nơi gắn với nhu cầu tình yêu, tình dục của sinh viên, những nơi đó phần nào nói lên sự biến đổi theo xã hội của những hành động, suy nghĩ, biểu cảm, nét mặt, cử chỉ trong sinh viên, từ đó có thể đối chiếu, so sánh với trước kia để nhận ra sự khác biệt đó như thế nào? Chúng tôi quan sát và cẩn thận ghi chép tất cả những gì chúng tôi thấy được, không chỉ qua ngôn ngữ mà còn qua hình ảnh. Nhũng hình ảnh giúp chúng tôi thấy rõ nét hơn cái nhìn toàn cảnh của sinh viên với vấn đề TDTHN.
3.3. Phương pháp thảo luận nhóm
Chúng tôi hực hiện khá nghiêm túc và trau truốt phần phương pháp này, bởi đây chính là điều kiện để chúng tôi trực tiếp trao đổi về quan điểm cũng như hành vi và nhận thức của các bạn sinh viên. Chúng tôi nhanh chóng thực hiện việc lựa chọn đối tượng để thảo luận, với những phần việc phân công cụ thể cho các thành viên nhóm. Việc thảo luận khiến cho chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với sự chia sẻ tận tình của các bạn dù là với nhiều người nghe nhưng cũng không ít những bạn tỏ vẻ e dè, ngại ngùng với vấn đề tế nhị này, các bạn chỉ bù trừ câu hỏi bằng cách cười, ờ, ừ… rất khó khăn cho chúng tôi để lấy thông tin. Nhìn vẻ mặt các bạn thấy ai cũng lộ rõ vẻ e ngại ngay lúc đầu, và dù đã nói rất rõ ràng về mục đích thảo luận nhưng khi ghi âm các bạn vẫn rất khó khăn để đồng ý. Việc thảo luận nhóm này chúng tôi cố gắng thực hiện như một buổi nói chuyện, chia sẻ tâm sự. những điều
thắc mắc và trao đổi hiểu biết của mình về vấn đề tình dục. Chúng tôi không đi sâu tìm hiểu hành vi của các bạn mà chủ yếu thu thập về thái độ nhìn nhận, nhận thức của các bạn về vấn đề đó, dù các bạn có suy nghĩ theo hướng nào chúng tôi cũng cố gắng để các bạn chia sẻ lý do của mình, họ được quyền bàn luận để bảo vệ ý kiến của mình. Qua buổi thảo luận của chúng tôi với các bạn sinh viên các trường khác nhau trong khu vực TPHCM, chúng tôi đã có rất nhiều thông tin quý báu, và hơn nữa chính sự nhiệt tình của các bạn đã giúp chúng tôi rất nhiều trong cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống đời thường của sinh viên nói chung, và về tình dục nói riêng. Chúng tôi có thể thấy được mức độ ảnh hưởng lớn của các tác nhân bên ngoài như điều kiện sống, sự giáo dục từ gia đình, hay các phương tiện truyền thông đại chúng… đến sinh viên như thế nào một cách trực tiếp nhất. Ngoài ra qua phương pháp này chúng tôi còn có điều kiện để trao đổi những thông tin quý báu nhằm phục vụ cho nhu cầu hiểu biết của bản thân từ chính những bạn sinh viên, và những bạn sinh viên còn có cơ hội để tâm sự, thổ lộ những suy nghĩ thầm kín và có thể cùng nhau hiểu hơn về tình yêu và tình dục.
3.4. Tư liệu sẵn có
Với hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp này, đây cũng là một trong số những phương pháp quan trọng không thể thiếu, nó giúp cho chúng tôi có cơ sở để phát triển đề tài của mình một cách chính xác hơn. Những tư liệu sẵn có chủ yếu là những nghiên cứu đã có của các nhà nghiên cứu khác nhau về đề tài tình dục, tình yêu, đời sống và những yếu tố tác động đến nó trong sinh viên. Chúng tôi sử dụng những tài liệu quý giá đó không chỉ để nhằm học hỏi về phương pháp, quy trình nghiên cứu mà còn là cơ sở cho chúng tôi so sánh, đối chiếu về nội dung để chúng tôi thấy thông tin gì đã có và được quan tâm hơn cả, thông tin gì chưa có và đó là cái mới mà chúng tôi cần phát triển. Nguồn tư liệu sẵn có là vô hạn, nhưng nó hay và bổ ích thật sự khi biết cách sử dụng nó đúng cách. Không chỉ qua những phương pháp trực tiếp ngoài thực tế là có thể ngay lập tức nhận diện được vấn đề mà nó cần có thời gian và tư liệu sẵn có chính là con đường giúp chúng tôi tìm đến với vấn đề nhanh hơn, chính xác và đầy đủ. Chúng tôi có thể tìm thấy trong tư liệu sẵn có những thứ mình cần, mình đang thiếu sót để bổ sung, khai thác nó, học hỏi nó. Đây là phương pháp đòi hỏi sự tập trung cao độ và nghiêm túc của tất cả các thành viên nhóm để có thể tìm ra cái mới cho đề tài của chúng tôi với số lượng lớn tư liệu như vậy. Chúng tôi dành khá nhiều thời gian cho phương pháp này và thật sự kết quả chúng tôi đạt được là không nhỏ, nó rất bổ ích trên cả sức tưởng tượng của chúng tôi. Khi chúng tôi thấy vai trò to lớn của phương pháp này chính là lúc đề tài của chúng tôi đang có bước phát triển và thành công phần nào.
Mẫu nghiên cứu là bước thực hiện đầu tiên mà chúng tôi chú trọng tới. Mẫu nghiên cứu đầy đủ, chính xác sẽ yếu tố quan trọng hành đầu dẫn đến thành công trong đề tài của chúng tôi. Chúng tôi luôn chọn mẫu theo sát mục tiêu của đề tài đã đưa ra. Mẫu nghiên cứu cũng được điều chỉnh mở rộng đối tượng trong quá trình nghiên cứu. Theo kế hoạch được dự kiến ban đầu chúng tôi chỉ tập trung tiếp cận đối tượng SV đang sống và học tập ở các trường ĐH trong khu vực TPHCM mà không tham vấn ý kiến người ngoài cuộc về vấn đề tình dục của sinh viên. Nhưng chúng tôi nhận ra điều đó sẽ làm nghèo nàn cuộc nghiên cứu của mình. Vì thực tế có rất nhiều hành động và suy nghĩ khác nhau trong sinh viên, quan trọng hơn cả chúng tôi không chỉ thu thập những thông tin mang tính chất khô cứng mà cần những thông tin đi sâu vào tâm tưởng của các bạn sinh viên. Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu quan điểm và cái nhìn của người ngoài cuộc về vấn đề TDTHN trong sinh viên sẽ bổ sung và làm phong phú thông tin. Để có thêm thông tin của những người ngoài cuộc chúng tôi đã điều chỉnh mở rộng đối tượng tiếp cận lấy thông tin gồm: chủ nhà trọ, sinh viên là cán bộ đoàn- hội, giảng viên các trường ĐH.
Cơ cấu mẫu: Chúng tôi nhận thức rằng trong nghiên cứu không có những hướng dẫn cụ thể về việc cần thực hiện bao nhiêu cuộc phỏng vấn là đủ. Nguyên tắc duy nhất trong nghiên cứu buộc nhà nghiên cứu cần ghi nhớ trong quá trình điền dã là thà tiến hành phỏng vấn với số lượng ít nhưng sâu còn hơn là tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn nhưng cuộc nào cũng hời hợt và không dựa vào mối quan hệ tin cậy giữa đối tượng nghiên cứu và người phỏng vấn. Với quan điểm như vậy, nghiên cứu này đã thực hiện phỏng vấn sâu cá nhân 21 SV (10 nam, 11 nữ), 3 chủ nhà trọ (1 nam, 2 nữ), 3 giảng viên (2 nam,1 nữ), 3 cán bộ đoàn-hội ( 1 nam, 2 nữ). Sở dĩ nghiên cứu giới hạn mẫu nghiên cứu nhỏ vì một số lý do sau: Thứ nhất, đây là chủ đề nghiên cứu mang tính chất riêng tư, hết sức nhạy cảm, người được phỏng vấn ngại trả lời. Thứ hai, những ưu thế của tiếp cận trong việc tìm hiểu chủ đề nhạy cảm này cũng sẽ giúp hiểu sâu về đối tượng nghiên cứu.
Trên đây, chúng tôi vừa nêu ra những phương pháp nghiên cứu được áp dụng, khó khăn và trở ngại trong quá trình thu thập thông tin về TDTHN trong SV. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu cho những đề tài khác mà chúng tôi có ý định thực hiện, qua đây chúng tôi nhìn nhận những khuyết điểm và thiếu sót của mình cho những lần tiếp theo.
CHƯƠNG 2: TDTHN TRONG SINH VIÊN THỂ HIỆN CHỦ YẾU THEO BA XU HƯỚNG: TÌNH DỤC GẮN LIỀN VỚI HÔN NHÂN – TÌNH DỤC GẮN LIỀN VỚI TÌNH YÊU – TÌNH DỤC KHÔNG CẦN TÌNH YÊU