Khai thác khoáng sản:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào (Trang 50)

Lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư 418 triệu USD, chiếm 12 % Vài năm trở lại đây, các nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Lào gia tăng nhanh. Hiện có 55 dự án đầu tư tại Lào, trong đó giai đoạn tìm kiếm có 27 dự án, giai đoạn thăm dò có 19 dự án, nghiên cứu khả thi có 2 dự án và đang ở giai đoạn khai thác có 7 dự án.

Một số dự án đầu tư quy mô lớn đã hoàn thành giai đoạn thăm dò, khảo sát, đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và đang chuẩn bị xin Giấy phép khai thác và chế biến từ Chính phủ Lào, trong đó có 2 dự án nằm trong Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ,

51 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

đó là dự án muối mỏ của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam ở tỉnh Savanakhet và dự án muối của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ở tỉnh Khăm Muộn.

Hai dự án này khi triển khai thực hiện với mức vốn đầu tư mỗi dự án khoảng 400 - 450 triệu USD sẽ tạo ra tổ hợp công nghiệp lớn tại Lào, làm gia tăng nhanh chóng nguồn vốn đầu tư của Việt Nam tại Lào và sẽ có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản phẩm ngành công nghiệp của Lào. Hiện dự án muối mỏ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn đã được Chính phủ Lào ký hợp đồng phát triển dự án bước sang giai đoạn khai thác và chế biến.

Theo phản ánh từ phía Lào, bên cạnh một số dự án triển khai tốt, cũng còn một số dự án trong lĩnh vực khoáng sản triển khai chậm so với hợp đồng đã ký với Chính phủ và theo kế hoạch; một số nhà đầu tư chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thường xuyên, có một số trường hợp còn chậm nộp tiền thuế đất và chậm thực hiện cam kết về chính sách an sinh-xã hội với phía Lào.

Nguyên nhân của việc chậm tiến độ so với Hợp đồng, Giấy phép và kế hoạch là các dự án được triển khai trên địa hình phức tạp, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hạ tầng hạn chế; điều kiện thời tiết thất thường, mùa mưa thường kéo dài…

Ngoài ra, do thời gian giải quyết công việc tại các cơ quan chức năng của Lào thường kéo dài, đồng thời không có sự thống nhất trong việc quản lý nên làm ảnh hường tới tiến độ triển khai của doanh nghiệp

b. Sản xuất điện:

Đầu tư của Việt Nam tại Lào tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng, với tổng vốn đầu tư 1,06 tỷ USD chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Một số Tập đoàn lớn của Việt Nam như Công ty Cổ phần điện Việt-Lào, Tổng Công ty Sông Đà... đã và đang có mặt tại Lào để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy thủy điện, cung cấp điện cho Việt Nam trong tương lai theo thoả thuận được ký giữa hai Chính phủ. Hiện chúng ta có 15 dự án với tổng công suất 3.357 MW được ký kết Biên bản ghi nhớ giữa do doanh nghiệp Việt Nam với phía Lào. Trong đó, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 7 dự án, với tổng công suất đạt 990 MW

52 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Cụ thể là các dự án Sekaman 1 với công suất 322 MW; dự án thủy điện Sekaman 3, với công xuất 250 MW; các dự án Nậm Công 2&3, công suất thiết kế 110MW; các dự án Sê Kông 2&3 với tổng công suất thiết kế 205 MW và dự án thủy điện Nậm Mô, với công suất thiết kế 105 MW.

Một số dự án đã được phía Lào cấp giấy phép đầu tư, trong đó có 3 dự án đang được triển khai thực hiện đó là dự án Sekaman 3 với công suất 250 MW và dự án Sekaman 1, với công suất 322 MW và Dự án Thủy điện Nậm Mô với công suất 105 MW.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án thủy điện Sekaman 3 đã hoàn thành công việc xây dựng, cơ bản hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, sẽ tạo doanh thu từ năm 2013 và làm gia tăng giá trị xuất khẩu của Lào vì phần lớn điện từ nhà máy này sẽ được xuất khẩu sang Việt Nam.

Dự án thủy điện Sekaman 1 vốn thực hiện đạt khoảng 1.200 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 60 triệu USD), đạt khoảng 15% khối lượng công việc.

Các dự án còn lại đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, đàm phát hợp đồng phát triển dự án với Chính phủ Lào. Theo phản ánh từ phía Lào, một số dự án đầu tư trong lĩnh vực điện được triển khai chậm so với kế hoạch, trong đó có dự án phải gia hạn nhiều lần và nhà đầu tư chưa thực hiện thường xuyên và đầy đủ chế độ báo cáo với các cơ quan của Lào.

Nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ là do quy mô đầu tư của các dự án thuỷ điện lớn, địa hình thực hiện phức tạp, thông số kỹ thuật không đầy đủ, cần thêm thời gian để khảo sát cho nên một số dự án triển khai còn chậm so với cam kết.

Do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên một số nhà đầu tư đang cố gắng kéo dài quá trình nghiên cứu dự án để chờ thu xếp vốn cho dự án. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định ngoài dự kiến đến việc huy động vốn để triển khai thực hiện dự án.

2.2.2.3. Dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ, hạ tầng với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, chiếm 28% (trong đó lớn nhất là dự án đầu tư phát triển sân golf, khách sạn 5 sao và nhà villa tại thủ đô Viên Chăn với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD);

53 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh tại Lào vào cuối năm 2008. Việc đầu tư sang Lào của Sacombank là một trong số 186 dự án của doanh nghiệp Việt Nam tại đất nước Triệu Voi, với tổng vốn đăng ký là 2,08 tỉ USD. Chi nhánh Lào sau hai tháng hoạt động đã có khoảng 150 khách. Dịch vụ chuyển tiền đạt 1 – 1,5 triệu USD/ngày so với ngày đầu mới khai trương.

Trong lĩnh vực viễn thông đầu tiên phải kể đến dự án đầu tư phát triển mạng viễn thông tại Lào của Viettel với tổng vốn đầu tư gần 84 triệu USD. Tuy gặp không ít khó khăn nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng, Viettel đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Lào với thương hiệu Unitel. Hiện nay, quy mô mạng lưới của Unitel đang đứng thứ nhất, số lượng thuê bao đứng thứ ba.

Ngoài ra,không thể không kể đến dự án bất động sản và sân golf của Công ty golf Long Thành (Việt Nam) ở ngoại thành Vientian. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Lào với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành 9 lỗ golf vào dịp kỷ niệm 450 năm thành phố Vientiane.

Sở dĩ có sự chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là do cơ hội kinh doanh tại thị trường này rất nhiều và sự cạnh tranh chưa cao so với các thị trường khác.Lào là một thị trường mới nổi,tuy còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng hay chất lượng nguồn nhân lực, nhưng có một điểm thuận lợi là sự cạnh tranh ở thị trường này chưa cao, nhu cầu của thị trường lớn. khi cạnh tranh tại thị trường trong nước đã trở nên khốc liệt với thành và bại rõ ràng. Ở miền đất mới này, cơ hội khởi sự cho thấy triển vọng thành công lớn hơn.

2.3. Đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào của các doanh nghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng phát triển rộng rãi. Mặc dù tình hình kinh tế có chiều hướng xấu trong giai đoạn gần đây, song các doanh nghiệp của chúng ta cũng đã thực sự gặt hái được thành công, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả nước, các doanh nghiệp đầu tư ở thị trường Lào

54 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

cũng đạt được những kết quả rất khả quan. Đầu tư ra nước ngoài thực sự mang lại hiệu quả cho nền kinh tế xã hội, thể hiện sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả đạt được đó được thể hiện ở các mặt sau:

2.3.1.1 Vị thế của doanh nghiệp Việt Nam được khẳng định và nâng cao

trên thị trường.

Việt Nam đã đạt được vị thế là quốc gia đứng đầu và hiện tại là đứng thứ 3 về số dự án cũng như tổng vốn đầu tư tại Lào. Đây là thành tích đáng kể, khẳng định sự vững mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Lào. Thông qua đầu tư sang Lào chúng ta đã tận dụng được những nguồn lực sẵn có của Lào để sản xuất và cung cấp hàng hoá với giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tại đây đồng thời xuất khẩu một phần về Việt Nam phục vụ trong nước và một phần xuất sang các quốc gia khác. Nhờ đó, vị thế, uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế.

2.3.1.2 Đầu tư sang Lào giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả

Khi một doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì mục tiêu đầu tiên mà họ hướng tới đó chính là lợi nhuận. Các doanh nghiệp khi nhận thấy rằng đầu tư trong nước không đem lại cho họ nhiều lợi nhuận cho họ bằng các thị trường nước ngoài, họ sẽ rót vốn để đầu tư ra nước ngoài. Nếu hoạt động đầu tư thu được lợi nhuận, doanh nghiệp có thể dùng số tiền đó để tái đầu tư ở nước ngoài, hoặc là sẽ chuyển về nước để đầu tư trong nước. Như vậy tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp của Việt Nam cũng nhận thấy quy luật đó và đã tiến hành đầu tư ra nước ngoài rất tích cực, trong đó thị trường Lào được các doanh nghiệp ta đặc biệt quan tâm..

2.3.1.3 Trình độ, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư là đạt được lợi nhuận. Chính vì vậy công tác quản lí vốn, quản lí nhân sự, quản lí sản xuất... phải được chú trọng một đặc biệt khi đầu tư sang một quốc gia khác với nhiều rủi ro hơn. Thông qua quá trình đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác quản lý, do vậy tác động trở lại việc quản lý doanh nghiệp trong nước được tiến hành

55 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

một cách hiệu quả hơn. Đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp cũng từng bước có được kinh nghiệm trong quản lý dự án tại nước ngoài, rất thuận lợi khi doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư sang thị trường mới.

2.3.1.4 Xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục sôi động

Ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải .v.v..). Đầu tư ra nước ngoài đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.).

2.3.1.5 Số lượng dự án và vốn đầu tư của Việt Nam tăng nhanh

Phần lớn các dự án đều đảm bảo tiến độ, thực hiện đúng hợp đồng. Theo số liệu chưa chính thức, hiện có trên 40 quốc gia đầu tư vào khoảng 200 dự án tại Lào với tổng nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ USD. Và Việt Nam là một trong những nước chiếm số lượng lớn về nhà đầu tư và nguồn vốn ở Lào.

2.3.1.6 Đầu tư trực tiếp sang Lào góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Khi tiến hành đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp của chúng ta cũng kết hợp luôn việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình hoặc của đất nước mình cho người dân Lào được biết đến, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể coi đây là một hình thức marketing trực tiếp vô cùng hiệu quả cho việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

2.3.1.7 Đầu tư trực tiếp sang Lào giúp cho doanh nghiệp nước ta chuyển giao được các công nghệ cũ, đẩy nhanh quá trình đổi mới được công nghệ.

Chúng ta cũng biết rằng trình độ phát triển kinh tế của Lào thấp hơn so với Việt Nam. Có nhiều công nghệ đối với nước ta là đã lỗi thời và có thể nói là hết giá trị sử dụng, nhưng đối với nước bạn thì những công nghệ này vẫn còn khá mới mẻ. chuyển giao những công nghệ này sang Lào vừa giúp tạo đầu ra cho các công nghệ cũ, lại vừa thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong nước.

56 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động đầu tư tại L ào

2.3.2.1 Tiềm lực của DN Việt Nam về vốn, công nghệ chưa mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.

Chúng ta còn thiếu chính sách, cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt một số nước có quan hệ lâu đời như Lào, Campuchia. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang Lào làm ăn nhưng lại không nắm chắc pháp luật và chính sách của Lào, hoạt động còn mang tính tự phát, rất dễ xảy ra tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra thì việc xử lý rất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc thúc đẩy quan hệ đầu tư thương mại, cung cấp thông tin, nghiên cứu thị trường mà mới chỉ tập trung vào khâu bán hàng. Gần đây, tình hình này mới được khắc phục.

2.3.2.2 Triển khai dự án chậm

Ngoài khó khăn về thủ tục hành chính thì việc triển khai dự án đầu tư chậm còn có nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu vốn, tìm hiểu môi trường đầu tư không kỹ, nên sau khi được cấp giấy phép nhiều khó khăn mới phát sinh làm chậm tiến trình triển khai dự án.

Năng lực quản lý điều hành của một số nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa am hiểu luật, lệ, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống của dân cư, người lao động Lào .

Một số nhà đầu tư tư nhân chưa nghiên cứu đầy đủ về các thủ tục khi đầu tư sang Lào, dẫn tới tình trạng thực hiện dự án không theo thứ tự, không có báo cáo theo quy định hay có hiện tượng kinh doanh môi giới. Ví dụ : có tình trạng một số nhà đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực khác, không chuyên nghiệp về mỏ và địa chất, nhưng khi thấy lĩnh vực này nổi lên, thì quay ra đầu tư và khi có giấy phép mới bắt đầu đi tìm chuyên gia để triển khai các hoạt động tiếp theo hoặc sau khi trúng thầu lại chào bán dự án.

Ngoài ra còn có yếu tố tác động từ nước bạn như thủ tục đăng ký thành lập doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)