Những tiềm năng và triễn vọng của thị trường Lào

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào (Trang 40)

e. Đặc khu kinh tế (SEZ)

2.1.3. Những tiềm năng và triễn vọng của thị trường Lào

Hình 2 2: Biểu đồ tăng trưởng của Lào qua các năm

Qua biểu đồ trên ta thấy tuy mức GDP bình quân của Lào là không cao, tuy nhiên Lào có tốc độ phát triển khá cao, tốc độ tăng trưởng nằm trong top 10 thế giới. Điều này cho ta thấy Lào đang từng bước phát triển, nhu cầu về vốn là khá cao, việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường tiềm năng này sẽ gặp rất nhiều thuận lợi từ chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ Lào, cũng như nguồn nhân công dồi dào nhưng có chi phí thấp 7.20% 7.40% 7.60% 7.80% 8.00% 8.20% 8.40% 2250 2300 2350 2400 2450 2500 2550 2600 2650 2700 2750 2010 2011 2012

41 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Cũng như Việt Nam, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Lào là khá cao, nhưng quốc gia này cũng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu sang tập trung phát triển Công nghiệp và Dịch vụ. Điều này là một cơ hội lý tưởng cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam khi tập trung đầu tư vào công nghiệp cũng như dịch vụ tại thị trường này

Nhận xét chung

 Là một trong những nước nghèo nhất thế giới, Lào được nhiều ưu đãi của thế giới. Thêm vào đó, việc tăng cường hợp tác với các nước, tăng cường thu hút đẩu tư của Lào và việc tranh thủ sự viện trợ và vay vốn quốc tế để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, cùng với chủ trương Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước đây là môi trường tiềm năng để Việt Nam phát huy khả năng đầu tư ra nước ngoài.

 Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi. Hai dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử giúp đỡ lẫn nhau. Do vậy, giữa Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương

28%

35% 37%

Cơ cấu kinh tế 2011

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

26%,

34%, 40%,

Cơ cấu kinh tế 2012

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

42 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

đồng về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại và đầu tư.

 Mặt khác, giữa hai nước đã có mối quan hệ thương mại - đầu tư từ rất xa xưa, nhân dân hai nước có tình cảm tốt đẹp, hiểu biết sâu sắc về nhau. Nhờ đó, trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt được nhu cầu, sở thích, các phong tục, tập quán của người Lào. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam có thể thoả mãn được thị hiếu cũng như dễ dàng thâm nhập vào thị trường của Lào.

 Lào cũng có một lợi thế tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, đó là dân số Lào còn rất trẻ, phong phú, giá lao động rẻ. Việt Nam khi đầu tư sang Lào chủ yếu vẫn áp dụng những công nghệ không phải là hiện đại trên thế giới, chủ yếu vào các ngành thủ công có thể tận dụng được nguồn lực này

 Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ đặc biệt. Do vậy, việc đầu tư từ Việt Nam sang Lào và ngược lại có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, cụ thể có thể kể đến một số thoả thuận như:

- Thoả thuận áp dụng cơ chế vay vốn tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp ( kể cả doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác) khi có dự án đầu tư.

- Dành ưu tiên cho các doanh nghiệp mỗi nước có hoạt động hợp tác với nhau thực hiện các dự án đầu tư, tham gia đấu thầu bằng nguồn vốn của hai nước. - Có những chính sách ưu đãi về thuế đới với các doanh nghiệp

- Thoả thuận cho phép sản phẩm do các dự án đầu tư của Việt Nam sản xuất tại Lào và ngược lại được vận chuyển qua biên giới với thủ tục đơn giản nhất. - Thoả thuận dành ưu đãi và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, công dân hai nước triển khia các thủ tục đầu tư ở mỗi bên, thực hiện cấp phép đầu tư đồng thời với việc cấp phép kinh doanh để dự án có thể hoạt động sớm nhất.

- Thoả thuận thường xuyên tiếp xúc, thông báo cho nhau các thông tin liên quan đến đầu tư giữa hai nước.

- Thoả thuận về việc công dân hai nước thuộc mọi thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân mang hộ chiếu dán tem AB của Việt Nam và kí hiệu Service của Lào đi qua biên giới thực hiện hoạt động lao động, đầu tư các dự án hợp tác được

43 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh của bên kia và không phải gửi danh sách trước để đối chiếu tại cửa khẩu.

- Thủ tục thanh toán và chuyển tiền: Thống nhất khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đồng LAK của Lào và đồng VND của Việt Nam trong quan hệ đầu tư Tất cả các cơ chế chính sách này đều tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tiến hành đầu tư tại Lào đạt hiệu quả cao.

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp sang CHDCND Lào của các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào theo giai đoạn

Bảng 2.1: 10 quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam, số liệu lũy kế tính đến 31/12/2012

TT Quốc gia/vùng

lãnh thổ Số dự án

Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD)

Vốn điều lệ của nhà đầu tư VN (USD)

1 Lào 224 3,672,544,894 3,461,020,877

2 Campuchia 121 2,575,699,750 2,584,701,450

3 Venezuela 2 1,825,120,000 1,241,120,000

4 Peru 5 1,276,729,830 772,229,830

5 Liên bang Nga 17 966,314,090 966,314,090

6 Malaysia 9 412,923,844 412,923,844

7 Mozambique 1 345,653,000 345,653,000

8 Hoa Kỳ 95 299,419,616 297,193,616

9 Angiêri 1 224,960,000 224,960,000

10 Singapore 46 149,148,192 129,855,105

Nguồn:Tổng cục thống kê

Qua số liệu thống kê trên ta thấy, số lượng lớn doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực đầu tư vào thị trường Lào với tổng số dự án lũy kế đến năm 2012 là 224 dự án, cao nhất trong tất cả các quốc gia mà Việt Nam tham gia đầu tư trực tiếp. 224 dự án đầu tư trên với tổng số vốn lên tới hơn 3.5 tỷ USD. Chiếm 1 tỷ lệ khá cao. Điều này cho ta thấy được, thị trường Lào là một thị trương khá thu hút đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đầu trư trực tiếp ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư sang Lào được bắt đầu từ những năm khi mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu cải cách và mở cửa .Từ đầu những năm của thập niên 90 khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng hàng năm. Do vậy nhằm bù đắp thiếu hụt trong nước nhiều

44 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

doanh nghiệp đã chuyển hướng hoạt động, tìm kiếm cơ hội hoạt động kinh doanh tại các nước láng giềng trong khu vực. Trong đó phải kể đến nước láng giềng Lào.

2.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1993-1998:

Trong giai đoạn này, ngoài các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thi công các công trình hợp tác, phần lớn các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam sang Lào buôn bán xe máy, hàng công nghệ phẩm, gỗ và khoáng sản… theo kiểu tự phát, phương thức thanh toán cũng đơn giản và trực tiếp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chưa có một hành lan pháp lí hướng dẫn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Do vậy, giai đoạn này có thể coi là giai đoạn thí điểm đầu tư ra nước ngoài nói chung và sang Lào nói riêng. Trong năm 1994 chỉ có 2 dự án đầu tư sang Lào với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,3 triệu USD trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và sản xuất –kinh doanh xuất nhập khẩu.Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không được khuyến khích với một lí do thật đơn giản là Việt Nam cũng đang cần từng đồng vốn để phát triển kinh tế. Sức ép này lớn đến nỗi, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, dù có mang lại nhiều lợi nhuận hơn, cũng không được ưu tiên. Trong giai đoạn 1995-1997, hoạt động đầu tư ra nước ngoài bị đóng băng, không có dự án đầu tư ra nước ngoài nào trong suốt thời gian này. Mãi cho đến năm 1998, mới có thêm 1 dự án đầu tư sang Lào với số vốn đầu tư là 1,5 triệu USD.

Như vậy, trong giai đoạn từ 1993-1998, hoạt động đầu tư sang Lào của các doanh nghiệp Việt Nam còn mang nặng tính tự phát.Số lượng và quy mô các dự án còn rất hạn chế. Một mặt đó là do năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác là do hoạt động này vẫn chưa được chính phủ khuyến khích. Đặc biệt là thiếu một hành lang pháp lí cần thiết hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

2.2.1.2 Giai đoạn 1999-2006:

Trước tình hình đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định đầu tư ra nước ngoài để hướng dẫn và quản lí hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Để triển khai nghị định, các Bộ, các ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài như thông tư số 05/2001/TT-BHK ngày 30/08/2001 của Bộ Kế hoạnh và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về việc quản lí ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt

45 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nam. Những văn bản trên cùng với những văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lí cần thiết cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1999-2004,hoạt động đầu tư sang Lào cũng chưa thật sự sôi động.Số lượng các dự án đã có sự gia tăng đáng kể song quy mô các dự án còn nhỏ.Trong thời gian này có tổng cộng 26 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 16 triệu USD. Như vậy quy mô trung bình khoảng 600.000 USD/ dự án.

Từ năm 2004, được sự chỉ đạo và khuyến khích của hai Chính phủ, một số dự án lớn đã được phép triển khai như các dự án trồng cao su, dự án thủy điện Sekamam 3, các dự án thăm dò và khai thác khoáng sản, dự án đường 18B… Sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đã có bước khởi sắc rõ rệt. Việc bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách hợp tác giữa hai nước, sự đổi mới chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước Lào, xu hướng hợp tác và hội nhập khu vực… càng thúc đẩy doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam sang Lào đầu tư kinh doanh.

Năm 2005 có thể được coi là năm bùng nổ về đầu tư trực tiếp sang Lào. Tổng số vốn đầu tư sang Lào năm 2005 khoảng 450 triệu USD, gấp nhiều lần tổng số vốn đầu tư của tất cả các năm trước đó. Ngoài ra trong năm 2005, cũng có rất nhiều dự án đầu tư sang Lào để trồng cao su, khai thác khoáng sản. Tiêu biểu như dự án trồng cao su của công ty cao su Đắc Lắc với tổng vốn đầu tư hơn 32 triệu USD.

Hình 2 4: Đầu tư của các DN Việt Nam vào thị trường Lào (1999-2005)

550 5,189,370 884,000 392,000 5,254,870 3,367,928 450,449,221 3 9 1 1 7 5 17 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000 350000000 400000000 450000000 500000000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

46 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Một điểm đáng lưu ý nữa là nếu so sánh với tống số vốn FDI của Lào, tỷ trọng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Nếu trong giai đoạn 1995-1999, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 1%, thì sang giai đoạn 2000-2004, con số này đã tăng lên tới 26,16%.Việt Nam trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, chỉ đứng sau Thái Lan. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng mặc dù trong năm 2005,năm được coi là bùng nổ đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 450 triệu USD nhưng cũng chỉ chiếm 3.58% tổng số vốn FDI của Lào.Đây có thể coi là một con số khác khiêm tốn nếu đem so sánh với Thái Lan chiếm tới 37,4% vốn FDI của Lào. Điều này chứng tỏ rằng thị trường Lào vẫn được các doanh nghiệp Thái Lan quan tâm và mở rộng đầu tư. Doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp Thái Lan, là những doanh nghiệp vốn có kinh nghiệm đầu tư trên đất Lào. Để tồn tại và phát triến đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và cũng cần một cơ chế hỗ trợ đặc thù từ phía Chính phủ.

2.2.1.3 Giai đoạn : 2006 – 2009

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của các DN Việt Nam sang Lào qua các năm

Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký

2006 14 55,160,960

2007 33 616,388,498

2008 51 448,630,718

2009 48 1,500,000,000

Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư

Từ năm 2006, ngày càng có nhiều doanh nghiệp của các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn và có uy tín của Việt Nam xúc tiến đầu tư và triển khai hoạt độngsản xuất, kinh doanh trên đất Lào như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp của các địa phương có chung biên giới với Lào như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum… và cả các địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Dương, Bình Định, Bình Dương…

47 GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Đến năm 2007, số dự án và vốn đăng ký tăng mạnh trung bình số vốn đăng ký của mỗi dự án là 18.6 triệu USD, cao hơn so với quy mô vốn đầu tư bình quân của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2007 đạt trên 6 triệu USD/dự án.

Bước sang năm 2008, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng việc đầu tư sang Lào cũng không hề giảm sút,điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường Lào. Đồng thời cũng một phần nào chứng tỏ rằng việc đầu tư sang Lào đã mang lại hiệu quả nhất định và là một hướng đi dúng đắn của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hai năm 2008 và 2009,Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Lào (cả về số dự án và số vố cam kết đầu tư. Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008, Việt Nam đã có 146 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,52 tỷ USD, quy mô bình quân một dự án là 10,4 triệu USD Lào là địa bàn thu hút nhiều nhất đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong tổng số hơn 40 đối tác đã có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến tháng 5/2010, đã có 219 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đượ Chính phủ Lào cấp phép với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội trọng yếu, như tài chính-ngân hàng, năng lượng, khai khoáng, dịch vụ, nông-lâm nghiệp…

2.2.1.4 Giai đoạn : 2009 – 2012

Từ năm 2009 đến nay, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và Lào đã có nhiều nét khởi sắc, có bước phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Nếu tính đến

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)