III. Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT khu vực Hai Bà Trưng
2. Thực trạng nghiệp vụ thanh toán điện tử
2.7. Đối chiếu, quyết toán
Đối chiếu:
Vào cuối ngày giao dịch, chi nhánh gửi điện đối chiếu về trung tâm
thanh toán gồm:
- Các bảng kê về các khoản chuyển tiền đi
- Các bảng kê về các khoản chuyển tiền đến
Sau đó ngân hàng không được lưu trữ ngay mà phải chờ trung tâm thanh toán thông báo đã điều chỉnh đúng mới được lưu trữ. Quá trình đối
chiếu này nhằm phát hiện ra chênh lệch của các bảng kê chuyển tiền Đi và
Đến giữa chi nhánh và trung tâm - Thời gian đối chiếu nhiều nhất cũng không
quá một tiếng. Trong những năm qua chi nhánh không gặp trường hợp chênh lệch nào xảy ra. Điều đó chứng tỏ thanh toán điện tử đã khắc phục được các nhượcđiểm của thanh toán liên hàng trước kia.
Công việc quyết toán của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà
bao gồm: Quyết toán thanh toán cuối ngày, cuối tháng, cuối năm.
+ Quyết toán cuối ngày: Sau khi nhận hết các bảng kê chuyển tiền đến,
chi nhánh tạo File số liệu đối chiếu chi tiết và truyền về trung tâm thanh toán, đồng thời thanh toán viên thanh toán điện tử tiến hành hoà nhập File thanh toán điện tử trong ngày vào chương trình kế toán chung của chi nhánh (chương trình incash) để nhập số liệu thanh toán điện tử và cân đối kế toán.
Chi nhánh chỉ được phép lưu trữ khi trung tâm thanh toán thông báo không có
sự chênh lệch doanh số thanh toán điện tử Đi và Đến trong ngày và cho phép
được lưu trữ, lúc đó thanh toán viên thanh toán điện tử in báo biểu thống kê
điện tử vào mục lưu trữ cuối ngày để lưu trữ, kết thúc chương trình thanh toán
điện tử trong ngày.
+ Quyết toán tháng: Cuối tháng chi nhánh truyền tập tin báo cáo thanh toán điện tử của tháng đó về trung tâm thanh toán qua các mẫu: Báo cáo thanh toán điện tử, sao kê chi tiết tài khoản điều chuyển vốn chờ thanh toán, báo cáo thanh toán theo cơ chế thanh toán của Ngân hàng nhà nước, các báo cáo thống
kê…
+ Quyết toán năm: Vào ngày 31/12 chi nhánh tiến hành đối chiếu doanh
số thanh toán ngày 31/12 và doanh số tháng, doanh số năm với trung tâm
thanh toán.
Công việc chuyển tiền: Phải đợi trung tâm thanh toán thông báo đã chuyển hết lệnh thanh toán phải đến trong ngày và lệnh khoá sổ thì ngân hàng mới tiến hành khoá sổ, đồng thời tiến hành đối chiếu tập tin đến trong ngày, doanh số đến trong tháng, doanh số đến trong năm với trung tâm thanh toán.
Sau đó phải rà soát xử lý tất toán hết số dư trên các tài khoản điều
chuyển vốn chờ thanh toán, điều chuyển vốn thanh toán khác hệ thống cuối
ngày 31/12.
Kết thúc công việc quyết toán năm, chi nhánh gửi tập tin báo thanh toán điện tử về trung tâm thanh toán kèm theo: Báo cáo thanh toán điện tử năm,
Báo cáo thanh toán theo cơ chế thanh toán của ngân hàng Nhà nước, các biểu
thống kê, các báo cáo được lập trên cơ sở số liệu của bảng cân đối doanh
nghiệp năm.
Trên đây là một số vấn đề về tình hình sử dụng phương thức thanh toán điện tử của chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.
* Mặt được:
- Phương thức thanh toán điện tử đã khắc phục được những hạn chế của phương thức thanh toán liên hàng.
Phương thức thanh toán điện tử các mẫu điện tử đã được thực hiện
thống nhất trong toàn hệ thống.
- Rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ trong hệ thống ngân
hàng.
- Trong thực tế cho thấy phương thức này phù hợp với tình hình kinh tế
xã hội hiện nay.
* Mặt chưa được:
- Các tầng lớp dân cư chưa sử dụng nhiều dịch vụ chuyển tiền qua thanh toán điện tử của ngân hàng công thương, mặc dù lệ phí thấp hơn nhiều so với
chuyển tiền qua bưu điện và nhu cầu chuyển tiền của dân cư này càng tăng. Nguyên nhân cơ bản là sự tiện lợi cho người chuyển và người chuyển chỉ được trang bị ở các trụ sở chi nhánh NHCT, chưa trang bị tới các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm rộng khắp và gần gũi các tầng lớp dân cư.
- Hiện tại việc chuyển tiền qua chứng từ thanh toán điện tử đã đáp ứng được yêu cầu chuyển tiền nhanh, nhưng đối với những món chuyển tiền khẩn theo quy định hiện nay chỉ phải tra soát qua điện thoại giữa các thanh toán
viên của Ngân hàng A và Ngân hàng B với nhau chưa đảm bảo yếu tố pháp lý
cho quá trình chi trả.
- Việc thực hiện thanh toán điện tử chưa đồng nhất vẫn ở mức bán tự động.
Qua phân tích ở chương II ta thấy mỗi phương thức thanh toán đều có ưu điểm riêng của nó, sử dụng phương thức thanh toán điện tử cho phép tiết
kiệm được chi phí trong lưu thông, tiết kiệm được thời gian luân chuyển
chứng từ nhanh chóng, chính xác, tạo ra sự an toàn và hiệu quả kinh tế. Do
vậy phát triển và mở rộng, nâng cao hiệu quả của phương thức thanh toán điện tử đã và đang là mối quan tâm chung của toàn hệ thống NHCT.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
KHU VỰC HAI BÀ TRƯNG
Để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, đồng thời tạo
cho mình thế đứng trong cạnh tranh. Trong các phương thức thanh toán đang áp dụng tại chi nhánh thì phương thức thanh toán điện tử là một vũ khí lợi hại
trong cạnh tranh. Nó tạo được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng
công thương, đó là: khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn, tiện lợi đảm bảo được cả quyền lợi của ngân hàng cũng như của khách hàng.
Để thực hiện mục tiêu đó, hệ thống ngân hàng công thương phải phát
triển không ngừng, hoàn thiện hơn và có những biện pháp thích hợp cho
mình.
Với nguyện vọng được góp phần của mình vào việc hoàn thiện phương
thức thanh toán điện tử, em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến sau: