Cơ chế phân cắt.

Một phần của tài liệu Tiểu luận “Sự phát triển phôi ở lưỡng cư, chim thú” (Trang 29 - 32)

Sự phân cắt tế bào bao gồm hàng loạt quá trình nguyên phân. Mỗi chu kì tế bào gồm 2 bước : M (phân chia) và S (tổng hợp ADN). Sự chuyển tiếo từ thụ tinh sang phân cắt được tạo ra nhờ sự hoạt hóa của MPF (mitosis promoting factor). MPF có hai bán đơn vị. Bán đơn vị lớn là cyclin B và bán đơn vị nhỏ là cdk (cyclin-dependent kinase). Cyclin B thường được mã hóa bởi các mARN dự trữ trong tế bào chất của trứng, chúng được tích tụ trong giai đoạn S và bị tiêu hủy sau khi tế bào bắt đầu phân chia. Cdk hoạt hóa sự phân chia bằng cách phosphoryl hóa nhiều loại protein, làm cho nhiễm sắc thể đóng xoắn, màng nhân tiêu biến và thoi phân bào được thành lập. Chúng chỉ hoạt động khi có mặt cyclin.

Mặt phẳng phân cắt của trứng được xác định bởi sự định hướng của thoi phân bào (mitotic spindle), thoi này lại liên quan đến hoạt động của thể sao (aster). Thể sao là những vi ống (microtubule) tỏa ra từ trung thể (centrosome). Trước khi tế bào phân chia, trung thể tự nhân đôi, phân ly về hai cực đối diện của tế bào và thành lập thể sao. Sự định hướng của thể sao xác định mặt phẳng phân cắt.

Sự phân cắt gồm hai quá trình có tính chu kỳ là sự phân chia nhân (karyokinesis) và sự phân chia tế bào chất (cytokinesis). Sự phân chia nhân đạt được nhờ sự thành lập các vi ống và kết thúc khi có sự thành lập rãnh phân cắt (cleavage furrow) thẳng góc với mặt phẳng của thoi phân bào. Ở vùng rãnh, vỏ trứng dày lên tạo thành một vòng co thắt lại tách đôi tế bào hợp tử. Vòng co thắt (contractile ring) nầy bao quanh các vi sợi (microfilament) có chiều dài từ 30 đến 70 Ao. Các vi sợi được tạo thành từ hai loại protein là actin và myosine. Trong lúc tế bào phân chia, thoi phân bào xuất hiện ở trung tâm của tế bào chất

còn các vòng co thắt được thành lập ở phần ngoài. Các vòng này chỉ tồn tại trong thời gian tế bào phân chia.

CHƯƠNG 3

SỰ HÌNH THÀNH PHÔI VỊ

Trong sự phát triển phôi, sự biệt hóa tế bào là sự kiện trung tâm. Sự phát sinh hình thái, quá trình tổ chức lại các tế bào và mô là yếu tố đầu tiên cần cho sự biệt hóa tế bào. Vì vậy sự tái sắp xếp của các tế bào là yếu tố tiên quyết cần thiết trước khi phát sinh cơ quan. Các sự kiện dẫn đến sự tái tổ chức của tế bào được gọi là sự hình thành phôi vị hay nói ngắn gọn là sự phôi vị hóa. Về lý thuyết, sự phôi vị hóa có nghĩa là sự thành lập một ống ruột nguyên thủy. Tuy nhiên sự kiện trung tâm của phôi vị hóa là sự sắp xếp lại các phôi bào để tạo thành ba lá phôi : (1) ngoại bì ở ngoài cùng; (2) trung bì ở giữa; và (3) nội bì ở trong.

Một phần của tài liệu Tiểu luận “Sự phát triển phôi ở lưỡng cư, chim thú” (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w