Sự hình thành phôi vị ở gà:

Một phần của tài liệu Tiểu luận “Sự phát triển phôi ở lưỡng cư, chim thú” (Trang 38 - 40)

Lúc trứng được đẻ ra, phôi bì có khoảng 20.000 tế bào. Lúc này phần lớn các tế bào của vùng sáng vẫn ở lại trên bề mặt, tạo thành lá trên, trong khi một số tế bào khác tách ra và di cư vào xoang dưới mầm tạo thành lá dưới sơ cấp, gồm nhiều cụm tế bào, mỗi cụm có từ 5 đến 20 tế bào. Ngay sau đó một tấm tế bào từ mép sau của phôi bì di cư về phía trước nối với lá dưới sơ cấp để tạo thành lá dưới thứ cấp. Hai lá trên và dưới nối với nhau ở mép của vùng mờ và khoảng giữa hai lá tạo thành xoang phôi.

Phôi gà bắt nguồn hoàn toàn từ lá trên. Các tế bào lá dưới không tham gia cấu tạo phôi mà chỉ tạo thành các màng bên ngoài, đặc biệt là túi noãn hoàng và cuống nối khối noãn hoàng với ống tiêu hóa. Cả 3 lớp phôi bì cùng với một số màng ngoài phôi được thành lập từ các tế bào lá trên.

Đặc điểm cấu trúc chính của sự thành lập phôi vị ở gà là dải nguyên thủy. Dải này lúc đầu trông như một phần dày lên của lá trên ở vùng sau của phôi, ngay phía trước liềm Koller. Phần dày lên này là do sự di nhập của các tế bào nội bì tương lai từ lá trên đi vào xoang phôi và do sự di cư của các tế bào vùng bên của lá trên phía sau về hướng trung tâm. Khi các tế bào này đi vào dãi nguyên thủy, dải kéo dài ra về hướng vùng đầu tương ali. Đồng thời, các tế bào là dưới từ mép sau của phôi bì tiếp tiếp tục di cư về phía trước.

Dải nguyên thủy xác định các trục của phôi. Nó kéo dài từ sau đến trước, các tế bào di cư đi vào vùng bụng từ vùng lưng và nó chia phôi thành hai phần trái- phải. Những thành phần nằm gần dải nguyên thủy sẽ trở thành các cấu trúc trung tâm, trong khi những thành phần nằm xa hơn sẽ trở thành các cấu trúc bên.

Khi các tế bào hội nhập lại để tạo dải nguyên thủy, bên trong dải có một phần bị lõm vào tạo thành rãnh nguyên thủy, là cửa ngõ cho các tế bào di cư đi qua để vào xoang phôi. Ở tận cùng phía trước của dải nguyên thủy có một vùng dày

lên gọi là hạch Hensen. Ở giữa hạch này có một chỗ lõmhình phểu gọi là hố nguyên thủy, qua đó các tế bào có thể đi vào xoang phôi.

Ngay khi dải nguyên thủy được thành lập, các tế bào lá trên bắt đầu di cư đi qua nó vào trong xoang phôi. Dải nguyên thủy có các đám tế bào thay đổi liên tục. Các tế bào di cư đi qua hạch Hensen xuống xoang phôi. Những tế bào di chuyển về phía trước sẽ tạo thành ruột trước, trung bì vùng đầu và dây sống; những tế bào di chuyển về phía sau sẽ tạo ra các mô trung bì và nội bì. Khác với ếch, các tế bào bên trong phôi gà di chuyển từng tế bào sau khi sau khi chuyển dạng từ biểu mô thành trung mô. Tại hạch Hensen và dải nguyên thủy, sự phá vở lớp màng nền và phóng thích các tế bào vào xoang phôi là do một loại protein gọi là yếu tố phân tán do các tế bào tiết ra khi chúng đi vào dải nguyên thủy. Yếu tố này có thể biến đổi tấm biểu mô thành các tế bào trung mô theo nhiều cách.

Một phần của tài liệu Tiểu luận “Sự phát triển phôi ở lưỡng cư, chim thú” (Trang 38 - 40)