Phôi thú nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ mà không dựa vào noãn hoàng dự trữ. Sự thích nghi này đòi hỏi sự cấu trúc lại các cơ quan của mẹ (chẳng hạn sự nở rộng của ống dẫn trứng tạo thành tử cung) cũng như sự phát triển của một cơ quan trong bào thai cho phép hấp thu chất dinh dưỡng từ mẹ. Cơ quan này là màng đệm, bắt nguồn chủ yếu từ các tế bào dưỡng bào, cùng với sự trợ giúp của các tế bào trung bì bắt nguồn từ khối tế bào bên trong. Màng đệm tạo thành nhau thai của phôi và kích thích các tế bào của tử cung tạo thành phần nhau thai của mẹ là màng rụng. Màng rụng rất giàu mạch máu sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho phôi.
Nguồn gốc của các mô phôi trong giai đoạn phát triển sớm của thú được tóm tắt như sau:
Khối tế bào bên trong tách ra làm 2 lớp: lá dưới và lá trên. Các tế bào lá dưới tạo thành nội bì ngoài phôi, từ đó thành lập túi noãn hoàng. Lá trên được tách ra bởi một khe nhỏ tạo thành túi ối bên trong chứa đầy dịch ối giúp phôi không bị mất nước và lá trên phôi có tất cả các tế bào tạo thành mô phôi.
Sự hình thành phôi vị bắt đầu từ phía sau của phôi, tại đây có hạch Hensen. Giống như ở gà, nội bì và trung bì của thú di cư qua một dải nguyên thủy. Những tế bào di cư qua hạch sẽ hội nhập vào nội bì của ruột nguyên thủy tạo thành dây cột sống. Ở giai đoạn lá trên, các tế bào không tách biệt nhau. Những tế bào di cư giữa lớp lá dưới và lá trên được bao bởi acid hyaluronic do chúng tổng hợp ra khi rời khỏi dải nguyên thủy. Sự thay thế các tế bào lá dưới bởi các tế bào nội bì tương lai xảy ra vào ngày 14-15 của thai kì, trong khi sự di cư của các tế bào tạo thành trung bì chỉ bắt đầu từ ngày 16.
4.2. Sự thành lập các màng ngoài phôi.
Ở thú, các tế bào ngoài phôi tạo ra các mô riêng biệt cho phép bào thai sống được bên trong tử cung của mẹ. Lúc đầu các dưỡng bào của chuột và người phân chia bình thường như phần lớn các tế bào khác trong cơ thể tạo ra một lớp dưỡng bào tế bào, về sau các tế bào chỉ phân chia nhân nhưng tế bào chất không phân chia, tạo thành dưỡng bào hợp bào. Các dưỡng bào tế bào dính với niêm mạc tử cung qua một loạt phân tử kết dính. Hơn nữa các tế bào này còn có các enzim thủy phân protein cho phép chúng đi vào thành tử cung, sửa đổi lại các mạch máu tử cung để cho máu mẹ và bào thai thông thương nhau. Các dưỡng bào hợp bào tiêu hóa các mô tử cung, ăn sâu vào thành tử cung. Ngay sau đó, các mô trung bì phôi phát triển ra phía ngoài. Trung bì ngoài phôi nối với các dưỡng bào tạo thành các mạch máu mang các chất dinh dưỡng từ mẹ đến phôi. Cuống hẹp nối giữa trung bì ngoài phôi với dưỡng bào gọi là dây rốn. Cơ quan ngoài phôi phát triển đầy đủ, bao gồm mô dưỡng bào và trung bì có mạch máu, được gọi là màng đệm. Màng này hợp nhất với thành tử cung tạo thành nhau thai. Như vậy nhau thai có có thành phần của mẹ (niêm mạc tử cung) và thành phần của bào thai (màng đệm).
CHƯƠNG 4
SỰ HÌNH THÀNH PHÔI THẦN KINH
VÀ PHÁT SINH CƠ QUAN
Từ 3 lớp phôi bì đã hình thành nên các cơ quan trong cơ thể sinh vật. Một phần của ngoại bì vùng lưng được biệt óa thành tế bào thần kinh. Vùng này của phôi được gọi là tâm thần kinh. Quá trình hình thành phôi thần kinh sẽ tạo ra ống thần kinh và phôi ở giai đoạn này được gọi là phôi thần kinh. Ống thần kinh sẽ tạo thành não và tủy sống.
Những thành phần chính có nguồn gốc từ các tế bào mầm ngoại bì: