2.1.Những nhân tố mới dẫn đến sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong thời kì chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
2.3.1 Chính sách mới của Mỹ đối với Lào và Việt Nam Tình hình Nghệ An sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Chính sách mới của Mỹ đối với Lào và Việt Nam
Sau năm 1968, chiến tranh cục bộ ở Miền Nam Việt Nam và chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Lào bị thất bại, chính quyền Giônxơn buộc phải từ chức nhường chổ cho Nichxơn ( thuộc Đảng Cộng Hoà) lên nắm quyền ở Mỹ. Sau khi nhận chức, Tổng thống Mỹ Nichxơn đã tuyên bố chính sách của mình tại đảo Guam ( còn gọi là học thuyết Guam) với mục đích làm cho Mỹ xuống thang trong chiến tranh ở Đông Dương trên thế mạnh và danh dự. Ba nguyên tắc cơ bản của học thuyết Nichxơn gồm:
Nguyên tắc sức mạnh
Nguyên tắc chia sẽ trách nhiệm
Nội dung chủ yếu nhất của học thuyết Nichxơn đó là sức mạnh toàn diện trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới sức mạnh quân sự. Trên cơ sở viện trợ kinh tế, quân sự cho các chính quyền thân Mỹ ở Đông Dương, Chính quyền Nichxơn sẽ gây dựng một quân đội đánh thuê đông đảo những người Châu Á để tiếp tục cuộc chiến tranh Đông Dương. Đội quân đánh thuê mặt đất này sẽ được yểm trợ tối đa bằng không quân, các phi công Mỹ sẽ dần được thay thế bằng phi công Lào, Nam Việt Nam, Thái Lan. Bằng sức mạnh quân sự, Nichxơn hy vọng sẽ giành được thắng lợi áp đảo trên chiến trường với mục đích dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, thay đổi màu da của xác chết trên chiến trường.
Ở Lào, ngày 6 tháng 3 năm 1970 Nichxơn tuyên bố:
Mỹ tiếp tục “ ủng hộ” chính quyền tay sai thân Mỹ ở Viên Chăn.
Mỹ sẽ tiếp tục cố gắng ngăn chặn bằng không quân nhằm bảo vệ sinh mạng Mỹ và đồng minh ở Việt Nam
Mỹ sẽ hợp tác đầy đủ, những cố gắng ngoại giao nhằm khôi phục Hiệp định Giơnevơ 1962.
Thực chất đó là những lời nói quanh co, gian dối của Nichxơn nhằm che giấu chính sách xâm lược của Mỹ đối với Lào bằng cuộc chiến tranh “Lào hoá chiến tranh”, anh em sinh đôi với “ Việt Nam hoá chiến tranh” ở Việt Nam.
Sự ủng hộ của Mỹ không nằm ngoài mục đích duy trì một cơ cấu chính trị- xã hội, một lực lượng vũ trang phụ thuộc Mỹ làm xương sống cho chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, một công cụ để tiến hành chiến tranh đặc biệt. Hình thức chủ yếu của ủng hộ đó chính là viện trợ. Trong số viện trợ của Mỹ cho chính quyền bù nhìn ở Lào, chi phí quân sự chiếm đến 85 %. Mỹ còn tăng cường cố vấn quân sự. Năm 1972 số nhân viên của Mỹ ở Lào lên tới 12000 người. Bên cạnh đó, Mỹ viện trợ về mặt hậu cần và chỉ đạo tăng cường về nguỵ quân bằng lực lượng đặc biệt bằng cách dồn dân, bắt lính, cưỡng ép công chức.
Về sức mạnh của Mỹ ở Lào, Nichxơn áp dụng công thức: lực lượng tay sai + hoả lực Mỹ. Lực lượng tay sai được duy trì là 60000 người được trang bị vũ khí Mỹ; xây dựng Sảm Thông – Long Chẹng thành trung tâm huấn luyện, đầu não của lực
lượng đặc biệt Vàng Pao. Bên cạnh lực lượng nguỵ Viên Chăn, lực lượng đặc biệt, lính Thái Lan, Mỹ còn chỉ thị cho quân đội nguỵ Sài Gòn phải phối hợp tác chiến với quân nguỵ Lào khi cần thiết.
Về hoả lực Mỹ, trong điều kiện ở Lào không cho phép Mỹ sử dụng lực lượng bộ binh tham chiến như ở Việt Nam, Mỹ phải sử dụng không quân là sức mạnh duy nhất để yểm trợ cho lực lưọng nguỵ. Thời Nichxơn, người ta ước tính việc sử dụng không quân để huỷ diệt được tăng lên chưa từng có, máy bay chiến lựơc B52 của Mỹ đã dùng 3000 tấn bom/ngày oanh tạc vào vùng giải phóng và hành lang chiến lược.
Bên cạnh đó, Mỹ còn đề ra chủ trương sẵn sàng thương lượng, nhưng đó là thương lượng trên thế mạnh.
Nhìn chung, để thực hiện chiến tranh đặc biệt tăng cường ở Lào, Nichxơn tiến hành một chiến tranh cả ba mặt: các cuộc hành quân trên bộ; chiến tranh phá hoại bằng không quân; các hoạt động bình định nhằm lấn chiếm thu hẹp vùng giải phóng Lào, đánh phá căn cứ địa của bạn, chia cắt chiến trường Đông Dương, bình định củng cố vùng chính quyền Viên Chăn kiểm soát, nối Sài Gòn- Viên Chăn với Thái Lan, hình thành phòng tuyến sông Mê Công làm bàn đạp đánh phá lâu dài vào lực lượng cách mạng Lào và cách mạng Đông Dương. Trước mắt, duy trì và củng cố địa bàn và thế lực của chiến trường Viên Chăn, làm suy yếu các lực lượng yêu nước Lào đồng thời hỗ trợ cho chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh” ở Miền Nam Việt Nam.
Ở Miền Nam Việt Nam, Mỹ cũng ra sức viện trợ để phát triển nguỵ quân. Quân đội một số nước Châu Á đã có mặt tại Miền Nam Việt Nam, đỉnh cao với tổng số là 1,5 triệu quân Mỹ và chư hầu. Mỹ và quân đội chư hầu đã tổ chức các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn trên khắp chiến trường Đông Dương.
Thực hiện chiến lược “ Đông Dương hoá chiến tranh”, ở Lào, Mỹ nguỵ mở chiến dịch Cù Kiệt. Ở Việt Nam, Mỹ nguỵ mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 và các cuộc phản công bộ phận, tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ở Miền Bắc và ra sức thực hiện chính sách bình định ở Miền Nam.
Đối diện với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân dân Nghệ An đã sát cánh cùng quân dân cả nước đánh thắng oanh liệt trong cuộc chiến tranh bảo vệ Miền Bắc, hết lòng hết sức chi viện cho Miền Nam. Trên mảnh đất Nghệ An, đế quốc Mỹ phải trả một giá đắt: 439 máy bay Mỹ bị bắn rơi; 14 lần tàu chiến, tàu biệt kích bị bắn cháy, bắn chìm. Quân dân Nghệ An đã góp phần tích cực đánh bại mưu đồ xâm lược của địch, buộc chúng phải tuyên bố ngừng các cuộc ném bom, bắn phá Miền Bắc Việt Nam.
Toàn tỉnh bước ra khỏi cuộc chiến, nhanh chóng chuyển mọi mặt sinh hoạt, sản xuất từ trạng thái chiến tranh sang trạng thái có hoà bình. Để kịp thời lãnh đạo nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế trong tình hình mới, Tỉnh Uỷ đề ra chủ trương “ Phát huy thành quả về mọi mặt trong những năm qua, cũng như khả năng tiềm lực to lớn của tỉnh nhằm đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế địa phương tiến lên một bước toàn diện, nhanh chóng và vững chắc nhằm phục vụ yêu cầu cách mạng của cả nước, tăng cường kinh tế- quốc phòng trong tỉnh, nâng câo từng bước đời sống nhân dân; tranh thủ thời gian củng cố lực lượng quốc phòng, kinh tế về mọi mặt[12;168]
Trên cơ sở đó, Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ đã xác định nhiệm vị của Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang năm 1969 là: “ tiếp tục giương cao ngọn cờ cách mạng tiến công, nâng cao tư tưởng ngoan cường, dũng cảm, tinh thần làm chủ mọi thuận lợi của tình hình mới, làm hết sức mình chi viện cho cách mạng Miền Nam và cách mạng Lào; đồng thời tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao cảnh giác sẵn sàng đập tan âm mưu thủ đoạn mới của địch”.
Như vậy, nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng bạn cũng được xác định như một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân và lực lượng vũ trang Nghệ An. Thực tế cũng khẳng định từ năm 1969 đến năm 1973, tình đoàn kết Việt – Lào được minh chứng sinh động bởi mối tình kết nghĩa Nghệ An- Xiêng Khoảng.