Tình hình Nghệ An và cách mạng Lào sau Hiệp định Giơnevơ (1954) và chủ trương của Đảng Nhân dân Lào từ năm 1954 đến năm 1959.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào( giai đoạn 1954-1975) " pptx (Trang 42 - 44)

2.1.Những nhân tố mới dẫn đến sự giúp đỡ của Nghệ An đối với cách mạng Lào trong thời kì chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).

2.1.2.Tình hình Nghệ An và cách mạng Lào sau Hiệp định Giơnevơ (1954) và chủ trương của Đảng Nhân dân Lào từ năm 1954 đến năm 1959.

chủ trương của Đảng Nhân dân Lào từ năm 1954 đến năm 1959.

Trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng thế giới lớn mạnh ngày càng có lợi cho ta.

Đối với nước ta, với Hiệp định Giơnevơ miền Bắc được giải phóng, miền Nam còn bị Mỹ - Nguỵ tạm chiến. Ngày 8/5/1954, một ngày ta sau khi ta giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ, người chỉ rõ: thắng lợi tuy to lớn nhưng chỉ là mới bắt đầu [6; 44]. Trong một lần trao đổi tình hình đất nước với đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: Mỹ nhất định không chịu bỏ Đông Nam Á, đang chuẩn bị một chiến lược rất nguy hiểm [6, 44]. Dự đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn có cơ sở khoa học, và thực tế đã xảy ra như sự phân tích ở trên - Mỹ đã nhảy vào miền Nam thay chân Pháp. Nghệ An là mảnh đất nằm trên địa bàn các tỉnh Quân khu IV[], luôn gắn bó với mọi biến thiên của lịch sử, gắn bó chặt chẽ với sự tồn vong của đất nước. Ý thức dân tộc, ý thức giai cấp và lòng yêu nước trở thành đặc tính truyền thống sâu sắc của Nghệ An.

Thực dân Pháp thất bại, nhưng sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc chưa hoàn thành. Mỹ thay chân Pháp, nhân dân miền nam Việt Nam còn bị rên xiết dưới gót giày xâm lược của Mỹ, sự tàn bạo của Chính quyền Việt nam cộng hoà, cả miền Nam trở thành căn cứ quân sự của Mỹ. Hơn thế nữa, Chính phủ Việt Nam Cộng hoà không chỉ dừng lại ở vĩ tuyến 17 mà còn đi xa hơn với tham vọng “Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải”.

Cả nước một lòng xốc tới giải phóng miền Nam, chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử với kẻ thù xâm lược mới hung hãn nhất, xảo quyệt nhất và tàn bạo nhất trong mấy ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Lịch sử lại sang trang. Toàn dân tộc Việt nam đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Nghệ An lúc này lại đứng trước sứ mệnh mới có thời cơ và thuận lợi mới song cũng có những khó khăn và thử thách mới chưa hề có tiền lệ. Nghệ An trở thành một trong những trọng điểm phải đương đầu với nhiều âm mưu chiến lược, với các thủ đoạn, phương thức đánh phá xảo quyệt và tàn bạo của kẻ thù, bởi vậy là nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn của cuộc chiến tranh, nơi đọ sức với ý chí bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam của quân và dân Nghệ An chống lại mọi thủ đoạn, hành động “ngăn chặn” và huỷ diệt của đế quốc Mỹ. Với vị trí của mình, hơn bao giờ hết Nghệ An phải làm tròn nhịêm vụ hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là vị trí đầu cầu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng thời là hậu phương lẫn tiền tuyến của cách mạng Lào, góp phần quan trọng thực hiện nghĩa vụ quốc tế do Đảng và Nhà nước giao phó, cùng sát cánh với quân dân bộ tộc Lào đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, cùng chiến đấu trong liên minh đoàn kết Việt – Lào chống kẻ thù chung, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ở Lào, tình tình của bạn ngày càng xấu bởi sự chống phá của Mỹ và bọn phái hữu. Theo Hiệp định Giơnevơ, bạn chỉ kiểm soát được vùng Sầm Nưa, Phongxalỳ. Vùng Trung Lào cũng như các vùng khác do phái hữu chiếm đóng. Tháng 11/1954, lực lượng kháng chiến của bạn tập kết về hai vùng theo quy định của hiệp định với số quân 9138 người [6;45]. Hình thái cách mạng bạn từ “chiến tranh sang hoà bình,

nhưng hoà bình chưa được củng cố; đã từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị, song đấu tranh chính trị cũng không kém phần gian khổ, gay go”, “những diễn biến tình hình thế giới và trong nước ở giai đoạn mới của cuộc các mạng đã đặt nhân dân các bộ tộc Lào trước những trách nhiệm lịch sử nặng nề. Điều kiện chủ quan và khách quan lúc nãy đã chín muồi để thành lập ở Lào một Đảng macxit để nhằm lãnh đạo nhân dân Lào tiếp tục con đường giải phóng dân tộc đầy những khó khăn thử thách [6;47]. Ngày 22/3/1955 tại tỉnh Hủa Phăn, đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào được tiến hành. Đại hội đã xác định kẻ thù của cách mạng Lào là chống đế quốc Mỹ và tay sai, bọn thực dân Pháp là kẻ phá hoại hiệp định đình chiến. Trên cơ sở thực tiễn, Đại hội chủ trương “đoàn kết, lãnh đạo toàn dân phấn đấu hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thực hiện nước Lào hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng”. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là bảo vệ lực lượng cách mạng ở hai tỉnh, triển khai lực lượng cách mạng ở 10 tỉnh và đẩy mạnh đấu tranh để thành lập chính phủ Liên hiệp.

Đảng nhân dân Lào ra đời là một bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Lào và đó cũng là một nhân tố mới quyết dịnh cho sự đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương, đặc biệt thúc đẩy mối liên minh giúp đỡ giữa Việt Nam trong đó Nghệ An đóng một phần không nhỏ đó với cách mạng Lào.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Hoạt động giúp đỡ về mặt quân sự của Nghệ An đối với cách mạng Lào( giai đoạn 1954-1975) " pptx (Trang 42 - 44)