0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Sự tham gia kinh doanh chứng khoán của các tổ chức tín dụng,

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỀ TÀI "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY" PDF (Trang 36 -37 )

ty bảo hiểm và tổng công ty.

Các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, Tổng công ty muốn tham gia kinh

doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập. Đây chính là sự kết hợp giữa mô hình ngân hàng đa năng một phần và mô hình tự doanh

mà hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ngân hàng đa năng với

phạm vị kinh doanh rộng rãi do đa dạng hoá hoạt động kinh doanh có lợi thế hơn hẳn so với các công ty chứng khoán đơn thuần trong việc san bằng chi

phí và phân tán rủi ro. Thu nhập của nó ổn định hơn và do đó các nguồn vốn

của nó cũng ổn định hơn. Vì vậy, các ngân hàng đa năng có khả năng chống đỡ cao đối với những tiến triển không thuận lợi trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, mô hình đa năng cũng có những nhược điểm nhất định. Khi tham

gia vào hoạt động bão lãnh phát hành chứng khoán, các ngân hàng thương

mại phải đương đầu với mâu thuẫn lợi ích tiềm năng do sự lạm dụng trong

kinh doanh chứng khoán của họ. Có ngân hàng đứng ra bão lãnh các chứng

khoán mới phát hành đã bán các chứng khoán cho các quỹ tín thác do họ quản

lý khi họ không thể bán chúng cho người khác và các quỹ tín thác này thường

xuyên phải chịu lỗ khi các chứng khoán bán chậm hoặc chứng khoán không

bán được. Các trường hợp tương tự xẩy ra khi bản thân các ngân hàng phải

mua chứng khoán mà họ tham gia bảo lãnh khi các chứng khoán không thể bán được. Hậu quả của việc mua các tài sản chất lượng kém có thể dẫn đến

các tổn thất sau này cho các ngân hàng.Việc các ngân hàng thương mại được

kinh doanh chứng khoán trong nhiều trường hợp có thể gây nguy hại cho khách hàng do kinh doanh mang tính đầu cơ của các ngân hàng. Có nhiều trường hợp trong đó các ngân hàng đã dùng tiền gửi của công chúng để đầu cơ chứng khoán với khối lượng lớn làm ảnh hưởng giá cả trên thị trường.

2.3.3. Chế độ quản lý.

Hiện nay, ở Việt nam quy định chế độ cấp giấy phép hoạt động đối với các

công ty chứng khoán. UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép

hoạt động đối với các công ty này. Việc duy trì chế độ cấp giấy phép đối với

các công ty xin hoạt động kinh doanh chứng khoán là điều đặc biệt cần thiết.

Thực tế cho thấy, chỉ ở một số thị trường phát triển mới áp dụng chế độ đăng

ký hoạt động và không đưa ra bất kỳ quy định nào về mức vốn pháp định tối

thiểu yêu cầu đối với một công ty xin kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, các công ty này phải đảm bảo duy trì mức vốn khả dụng nhất định và chịu sự

giám sát chặt chẽ trong 06 tháng hoặc 1 năm đầu hoạt động.

Nhưng hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả Nhật Bản là nước có thị trường chứng khoán phát triển ở mức độ cao, cũng áp dụng chế độ cấp giấy

phép hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư. Những nước

áp dụng chế độ này thường quy định rõ các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán, mức vốn pháp định tối thiểu yêu cầu đối với

từng loại hình kinh doanh chứng khoán.


Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỀ TÀI "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY" PDF (Trang 36 -37 )

×