a. Mô hình Hồng Kông.
Ở mô hình này không có sự tách biệt giữa hai ngành chứng khoán và ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua
công ty con của mình.
Công ty kinh doanh chứng khoán có thể tồn tại dưới bất cứ hình thức nào: cá thể, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh... khi tham gia
kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán chỉ cần đăng ký với Uỷ ban
giao dịch chứng khoán. Mức vốn pháp định không được đặt ra, nhưng công ty
chứng khoán phải duy trì mức vốn khả dụng theo quy định của pháp luật,
chẳng hạn: công ty chứng khoán chỉ làm một nghiệp vụ môi giới chứng
khoán, vốn khả dụng tối thiểu là 500.000 H$, đối với nhà kinh doanh chứng
khoán tham gia hoạt động tự doanh vốn khả dụng tối thiểu đối với các pháp
nhân (công ty) là 3.000.000 H$; đối với thể nhân là 500.000 H$; đối với công
ty hợp danh, từng thành viên pháp nhân là 3.000.000 H$, thể nhân là 500.000 H$.
Hồng Kông không có quy định nào riêng biệt đối với các công ty chứng khoán nước ngoài kinh doanh trên thị trường và không có một sự phân biệt đối xử nào giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài.
Trước đây các nhà kinh doanh chứng khoán Malaysia có thể là các cá nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh... Từ 1986, các nhà quản
lý cho phép ngân hàng thành lập công ty con kinh doanh chứng khoán. Các
hoạt động nghiệp vụ chủ yếu bao gồm: môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành.
Cũng như những thị trường mới nổi, Malaysia có các quy định hạn chế sự
tham gia của nước ngoài. Công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được phép
tham gia kinh doanh chứng khoán dưới hình thức liên doanh với công ty
chứng khoán trong nước. Tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài lúc đầu là 30%,
sau đó là 49%. Do thị trường và quản lý còn nhiều bất cập nên trên thực tế chưa có công ty liên doanh nào nâng mức góp vốn trên 30%.
c. Mô hình Trung Quốc
Các công ty chứng khoán Trung Quốc là công ty TNHH hoặc công ty cổ
phần được thành lập theo luật công ty. Các công ty chứng khoán được thành lập theo chế độ cấp phép. Cơ quan quản lý Nhà nước đảm nhiệm việc cấp phép là cơ quan giám quản chứng khoán thuộc Quốc vụ viện.
Các nghiệp vụ kinh doanh chính gồm: môi giới, bảo lãnh phát hành, tự
doanh. Công ty chứng khoán gồm 2 loại: công ty môi giới chỉ thực hiện chức năng môi giới, công ty chứng khoán đa năng thực hiện đồng thời 3 nghiệp vụ.
Điều kiện thành lập công ty đa năng và công ty môi giới chứng khoán:
+ Về vốn: đối với công ty đa năng, vốn điều lệ tối thiểu là 500 triệu Nhân
dân tệ, công ty môi giới là 50 triệu Nhân dân tệ
+ Những người điều hành và nhân viên nghiệp vụ phải có giấy phép hành nghề chứng khoán.
+ Phải có địa điểm kinh doanh cố định và thiết bị giao dịch đủ tiêu chuẩn.
+ Có chế độ quản lý hoàn chỉnh và có hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Qua nghiên cứu mô hình công ty chứng khoán ở một số nước trên Thế giới
có thể thấy sự thành lập, phát triển của các công ty chứng khoán gắn liền với sự hình thành, phát triển của thị trường chứng khoán. Nó là một quá trình lâu dài. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán có nét đặc thù riêng, nó được hình thành và phát triển theo định hướng của Nhà nước. Do vậy, quá trình thành lập, hoạt động của các công ty chứng khoán cũng mang những đặc điểm
riêng.