Trong quá trình dạy nói chung và quá trình dạy học ở phổ thông nói riêng, có nhiều quan điểm tiếp cận để dạy học. Từ đó giúp người thầy định hướng việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với nó và ngược lại vẫn tồn tại những phương pháp dạy học phù hợp với nhiều quan điểm dạy học khác nhau. Tiếp cận dạy học theo quan điểm kiến tạo là một trong những bước đột phá mới trong dạy học ở trường Phổ thông ở Việt Nam. Cũng như
các phương pháp dạy học, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, phù hợp với mọi nội dung; mội đối tượng học sinh. Phương pháp nào cũng có những điểm mạnh, nổi trội của nó, đồng thời cũng bộc lộ những điểm hạn chế
cần khắc phục. Tiếp cận dạy học theo quan điểm kiến tạo không nằm ngoài quy luật đó, nó cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Chúng ta cùng xem xét cụ thể về chúng.
1.7.1. Ưu điểm
- Học sinh học tập một cách tích cực và chủ động; học sinh tự xây dựng
được tri thức cho bản thân, chứ học sinh không phải tiếp thu một cách thụđộng. - Trong quá trình học tập học sinh phải đồng hoá và điều ứng để thích nghi với môi trường học tập; đồng thời học sinh tổ chức lại được thế giới quan cho chính bản thân họ. Đây là điểm quan trọng bởi trong cuộc sống người học phải có sự thích ứng cao đểđáp ứng sựđòi hỏi của xã hội.
Đây là cách dạy học tích cực, ở đó học sinh tự hoà mình vào các hoạt
động trí tuệ của những người xung quanh. Trong một lớp học kiến tạo thì học sinh tham gia vào việc khám phá, phát minh; đồng thời học sinh còn tham gia vào cả quá trình xã hội bao gồm cả việc giải thích, trao đổi, đàm phán và đánh giá. Từđó học sinh được phát triển các kỹ năng giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, kỹ năng hợp tác theo nhóm. Do đó kiến thức mà học sinh cá nhân tìm ra mang tính chất xã hội, khách quan hơn, tức là xã hội hoá việc học.
- Dạy học theo quan điểm kiến tạo thì ngoài việc cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh thể hiện ở
việc học sinh biết cách học; biết cách tìm ra những tri thức đó.
- Trong dạy học theo quan điểm kiến tạo việc học sinh đưa ra các dự đoán về một vấn đề cần giải quyết, sau đó được kiểm nghiệm, vấn đềđưa ra là sai lầm có ý nghĩa của học sinh và buộc học sinh phải đưa ra các dự đoán khác. Do đó học sinh sẽ học được tri thức cho bản than thông qua các sai lầm do chính mình tạo ra. Đây là điều thú vị trong quan điểm kiến tạo. Học sinh sẽ
tự khám phá hệ thống tri thức cho bản than; Như một câu châm ngôn nổi tiếng của nhà Vật lý người Đức G. Licxơtenbegơ : “Những cái gì mà tự bản thân anh buộc phải khám phá, để lại trong kiến thức của anh con đường nhỏ
mà anh lại có thể sử dụng khi cần thiết”.