Theo lý thuyết kiến tạo thì học sinh có vai trò chủ thể tích cực của hoạt
động học. Nhu cầu, lợi ích của người học là khởi nguồn của hoạt động dạy. Người học tự khám phá kiến thức, xây dựng nên những kiến thức cho bản thân, trên cơ sở người học chủđộng học tập. Người học phải biết đặt mình vào trong một môi trường tích cực để phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề thông qua quá trình đồng hoá và điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm cá nhân đã có sao cho thích ứng với những tình huống mới [14, tr. 364]. “Theo nhiều cách khác nhau, việc học tập của học sinh phải tích cực, mà không được thụđộng hay tái diễn, có nghĩa là dựa trên sự thụ cảm, khi giới hạn bởi sự đọc sách, nghe giảng hay xem phim mà không kèm theo sự hoạt động tích cực của trí tuệ bản thân thì học sinh có thể học được cái gì và rõ ràng không thể học được nhiều”.
Như vậy, cách tốt nhất để học sinh học một cái gì đấy là tự khám phá lấy. Nhà vật lý người Đức, G. Licxơtenbegơ- thế kỷ 18 có một câu châm ngôn: “Những cái gì mà tự bản thân anh buộc phải khám phá, để lại trong tiềm thức của anh con đường nhỏ mà anh lại có thể sử dụng khi cần thiết”[14, tr. 359].
Khi học sinh đóng vai trò trọng tâm trong quá trình học tập của họ, thì học sinh hoạt động một cách tích cực, chủ động để lĩnh hội kiến thức, xử lý thông tin… Qua quá trình này họ tích luỹđược tri thức cho riêng bản thân và tri thức đó là của họ. Học sinh có quyền sở hữu tri thức đó.