Vi thụ tinh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Trang 41 - 43)

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) được thực hiện thành công từ nằm 1978, đến nay, trên thế giới đã có trên 1 triệu em bé ra đời. Trong quá trình phát triển đó, đã có rất nhiều tiến bộ và kỹ thuật mới đã được đưa vào ứng dụng nhằm mở rộng chỉ định điều trị và gia tăng hiệu quả thành công. Trong đó, kỹ thuật tạo nhiều thay đổi và ảnh hưởng lớn nhất là kỹ thuật ICSI.

Sự phát triển của kỹ thuật ICSI

Từ ICSI được viết tắt từ Intra-cytoplasmic Sperm Injection, có nghĩa là tiêm tinh trùng trực tiếp vào noãn để tạo phôi. Kỹ thuật được thực hiện thành công đầu tiên vào những năm đầu thập niên 90. Chỉ vài năm sau đó, ICSI đã được triển khai khắp các nơi trên thế giới và cho đến nay đã trở thành một trong những kỹ thuật điều trị phổ biến nhất trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, trên thế giới đã có hàng trăm ngàn em bé được sinh ra từ kỹ thuật ICSI.

42 • Tinh trùng bất thường về: số lượng, độ di động hoặc hình dạng • Tinh trùng bất thường về: số lượng, độ di động hoặc hình dạng

• Vô sinh do không có tinh trùng, phải lấy tinh trùng bằng phẫu thuật

• Bất thường thụ tinh (tinh trùng và noãn bình thường, nhưng không thụ tinh được) • Thất bại nhiều lần với TTTON bình thường

Với những chỉ định được mở rộng như trên, khuynh hướng áp dụng ICSI trên thế giới ngày càng tăng. Tại châu Âu, thống kê gần đây nhất tại 537 trung tâm TTTON cho thấy có 95.221 chu kỳ ICSI trên tổng số 220.591 chu kỳ điều trị, chiếm tỷ lệ 43%. Một khảo sát tại Mỹ cũng cho thấy, chỉ trong vòng 5 năm (từ 1995 đến 2000), tỷ lệ các chu kỳ điều trị có thực hiện ICSI đã tăng lên từ dưới 10% lên đến xấp xỉ 50%. Số liệu riêng còn cho thấy tại một số trung tâm ở Bỉ, Hy lạp, Ý… số chu kỳ có áp dụng ICSI có thể đạt xấp xỉ 60%.

Hiệu quả của ICSI

Theo báo cáo thống kê ở Mỹ và châu Âu, tỉ lệ có thai của ICSI thường cao hơn một ít hoặc tương đương với kỹ thuật TTTON bình thường. Số liệu tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ cũng có kết quả tương tự. Số liệu công bố năm 2002 cho thấy tại châu Âu, tỷ lệ thai lâm sàng (trên chu kỳ chuyển phôi) từ các chu kỳ ICSI thay đổi từ 22%-35%, tùy theo trung tâm. Trong khi đó, theo một thống kê gần đây nhất của Hiệp hội sinh sản Hoa kỳ, với số liệu từ khoảng 28.000 chu kỳ ICSI, tỷ lệ thai lâm sàng đạt được là 36.6%.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, ngoại trừ những trường hợp dị dạng tinh trùng nặng, thì dù tinh trùng lấy trong tinh dịch, trong mào tinh hay trong tinh hoàn, tỉ lệ có thai đạt được cũng gần tương đương. Hay nói một cách khác, tỉ lệ thành công của ICSI ít phụ thuộc vào chất lượng và nguồn gốc tinh trùng. Như vậy, kỹ thuật ICSI có thể giúp một nam giới có chất lượng tinh trùng kém, thậm chí không có tinh trùng vẫn có khả năng có con như một nam giới có chất lượng tinh trùng tốt.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng ICSI có thể giúp tăng tỉ lệ thụ tinh, tăng số phôi có được, nhờ đó có thể giúp tăng tỉ lệ thành công. Với kỹ thuật TTTON bình thường, một số trường hợp tinh trùng không thể tự thụ tinh noãn do bất thường về thụ tinh, dẫn đến không có phôi để chuyển vào buồng tử cung. Với kỹ thuật ICSI, chúng ta có thể tránh gần như hoàn toàn các trường hợp trên. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn thấy rằng phôi hình thành từ kỹ thuật ICSI, khi trữ lạnh có khả năng sống cao hơn phôi hình thành từ kỹ thuật TTTON bình thường. Do các ưu

43 điểm trên, nhiều trung tâm trên thế giới hiện có khuynh hướng áp dụng ICSI cho điểm trên, nhiều trung tâm trên thế giới hiện có khuynh hướng áp dụng ICSI cho tất cả các trường hợp điều trị vô sinh.

Một số các nguy cơ tìm ẩn của kỹ thuật ICSI

Từ khi kỹ thuật ICSI ra đời đến nay, đã có nhiều quan ngại về một số nguy cơ có thể có đối với kỹ thuật ICSI như:

• Noãn có thể bị tổn thương khi tiêm tinh trùng và ảnh hưởng đến chất lượng phôi. • Các trường hợp vô sinh nam có thể có nhiễm sắc thể và bệnh lý di truyền cao hơn bình thường. Khoảng 5-10% vô sinh nam do bất thường tinh trùng nặng (mật độ tinh trùng <5 triệu/ml), là có liên quan đến bệnh lý di truyền. Các bất thường này, có thể truyền sang con. Những bất thường này có thể truyền sang cho trẻ sinh sau này. Những bất thường này thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà chủ yếu là trên khả năng sinh sản sau này

• Tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở trẻ sinh ra do kỹ thuật ICSI có thể tăng nhẹ, đặc biệt ở các trường hợp tinh trùng yếu nặng, dị dạng. (Ở dân số bình thường, tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể thường khoảng 2%).

Các trẻ sinh ra đầu tiên từ kỹ thuật này trên thế giới đến nay đã trên 10 tuổi. Nhiều khảo sát về sự an toàn của kỹ thuật ICSI đã được thực hiện, có những khảo sát lớn thực hiện trên hàng ngàn trẻ, hầu hết đều cho thấy đây là một kỹ thuật tương đối an toàn, không làm tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy các bé sinh ra từ kỹ thuật ICSI phát triển bình thường. Ngoài ra, sự phát triển của các trẻ này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu tại nhiều trung tâm trên thế giới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Trang 41 - 43)