Các nhà ngân hàng bù trừ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 8 docx (Trang 28 - 30)

b) Trái phiếu kho

8.3.1.5. Các nhà ngân hàng bù trừ

Vì các chủ thể nói trên đều có tài khoản ngân hàng, việc thanh toán các dịch vụ bằng séc hoặc thông qua ngân hàng làm cho hoạt động mua bán chứng khoán tiện lợi và trôi chảy.

Ngân hàng còn tham gia cho vay để các thân chủ của nó có vốn kinh doanh hoặc đầu tư vào chứng khoán. Trước những năm 80, số những người vay vốn ở ngân hàng để kinh doanh chứng khoán lớn đến nỗi nhiều NHTW phải hạn chế bớt sự bành trướng cho vay kinh doanh chứng khoán, bằng cách áp đặt yêu cầu giới hạn (Margin Requirement) theo tỷ lệ bề mặt của giá trị chứng khoán muốn mua. Nếu giới hạn là 60%, có nghĩa là đểđược ngân hàng hoặc các công ty tài chính chấp thuận cho vay tiền kinh doanh hoặc đầu tư chứng khoán, chủ thể xin vay phải bỏ ra ít nhất là 60% tiền của mình, ngân hàng sẽ cho vay tối đa 40% còn lại.

Thế nhưng hoạt động chủ yếu của nó, đúng như tên gọi Ngân hàng bù trừ (Clearing Bank), vẫn là việc bù trừ trong mua bán chứng khoán giữa các thân chủ. Hoạt động này diễn ra theo biểu đồ 8.4. Giảđịnh rằng chúng ta: tôi, bạn và có thể một người bất kỳ nào đó có tài khoản ở ngân hàng A tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh tài khoản tiền mặt, chúng ta mở một tài khoản trái phiếu (hay chứng khoán: securities account). Ngày nay, gần như tất cả các nước có thị trường tài chính trên khắp thế giới, đều có loại tài khoản này. Nó chẳng khác gì tài khoản tiền mặt.

Khi chúng ta quyết định mua trái phiếu của kho bạc. Giả sử trái phiếu có giá trị bề mặt 10 triệu VND. Sau khi chúng ta viết séc chuyển tiền vào tài khoản kho bạc để thanh toán tiền mua trái phiếu, kho bạc đưa vào hồ sơ máy tính rằng ngày đó, tháng đó, trái phiếu số (giảđịnh) N0 1059 thuộc về sở hữu của chi nhánh ngân hàng trung ương thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng trung ương chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh sau khi nhận thông tin trên máy tính nối mạng, lại tiếp tục ghi có vào tài khoản trái phiếu của ngân hàng A tại nó. Chi trên máy tính cho biết, cũng ngày đó tháng đó, ngân hàng A phát sinh thêm một trái phiếu số N0 10159 giá trị bề mặt 10 triệu. Ngân hàng A nhận được thông báo, lại tiếp tục ghi có vào tài khoản trái phiếu của chúng ta với nội dung như vậy. Thế là trái phiếu N0 10159 đã thuộc về sở hữu của chúng ta. Toàn bộ quá trình trên diễn ra chừng 5 đến 10 phút trên máy tính ở các nước công nghiệp.

Đến khi đáo hạn trái phiếu, cả vốn và lãi của nó sẽ được kho bạc thanh toán cho chi nhánh Ngân hàng trung ương thành phố Hồ chí Minh, chi nhánh thanh toán cho ngân hàng A và ngân hàng A chuyển cả số tiền ấy vào tài khoản tiền mặt của chúng ta và thông báo cho chúng ta biết.

Vào một ngày đẹp trời nào đó, chúng ta quyết định đi du lịch. Mang trái phiếu đó ra nước ngoài thì không thuận tiện lắm cho thanh toán. Thế là chúng ta nảy ra ý muốn bán trái phiếu No 10159 cho công ty X để thu tiền mặt. Đây là thí dụ để chúng ta hiểu về vai trò và công việc của ngân hàng bù trừ chứ thực ra bán cho chính ngân hàng A, thế chấp cho A để vay tiền, hoặc bán cho ai khác đều được cả, nói chung là có thể dễ dàng chuyển trái phiếu thành tiền.

Công ty X có tài khoản gửi trái phiếu tại ngân hàng D. Ngân hàng D thuộc quản lý của chi nhánh NHTW Hà Nội. Ngay khi chúng ta nhận tiền mặt của công ty X xong, giao séc chuyển trái phiếu cho nó (séc này do ngân hàng A cấp dựa trên khoản có ở tài khoản trái

phiếu của chúng ta). Công ty X nộp séc trái phiếu No 10159 về cho ngân hàng D. Sau khi ghi có cho nó vào tài khoản trái phiếu, ngân hàng D báo trên máy tính về cho chi nhánh NHTW Hà Nội biết về việc mình sở hữu trái phiếu No 10159. NHTW chi nhánh Hà Nội tiếp tục ghi có số trái phiếu trên vào tài khoản của ngân hàng D ở chi nhánh xong, báo tiếp về cho máy tính của Kho bạc nhà nước.

Kho bạc nhà nước xác nhân vào sổ theo dõi của nó là vào giờđó, ngày đó, tháng đó, trái phiếu số No 10159 đã không thuộc sở hữu của NHTW chi nhánh TPHCM nữa, mà đã được chuyển qua cho NHTW chi nhánh Hà Nội. Nó ghi nợ vào tài khoản trái phiếu của NHTW chi nhánh TPHCM (đồng thời với việc ghi có cho Hà Nội) và báo cho NHTW chi nhánh TPHCM biết. Chi nhánh này lại ghi nợ cho ngân hàng A về việc chuyển nói trên rồi lại cũng báo trên vi tính cho ngân hàng A biết. Đến lượt ngân hàng A, nó ghi nợ vào tài khoản trái phiếu của chúng ta, xác nhận việc chuyển đã hoàn tất. Trái phiếu No 10159 đã không còn là của chúng ta nữa, mà đã trở thành sở hữu của công ty X kể từ giờ phút ấy.

Toàn bộ hoạt động trên là hoạt động bù trừ liên ngân hàng. Dễ dàng thấy rằng nó không khác gì hoạt động bù trừ giữa các ngân hàng trong thanh toán với nhau các loại tiền khác. Điều đó không có gì lạ, bởi vì, ở các nước đã phát triển, trái phiếu là tiền. Không ai mất công đi phân biệt những ranh giới tồn tại rất nhỏ giữa tiền và trái phiếu. Hai loại này chính thức và kể cả không chính thức được xem như một. Sự tham gia của ngân hàng bù trừđã làm cho hoạt động mua bán, đầu tư các loại chứng khoán trên thị trường tài chính - tiền tệ được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm rát nhiều thời giờ của nhân dân. Thay vì cầm, nắm trái phiếu trong tay để rồi phải chạy đi, chạy lại mua và bán một cách vô cùng rắc rối và mất thì giờ, đặc biệt với những số lượng trái phiếu lớn, các cá nhân, hộ gia đình, công ty chỉ cần mua bán và thanh toán với nhau dựa vào ngân hàng. Với hệ thống máy tính nối mạng hiện đại, hoạt động mua và bán chỉ diễn ra chừng 5 đến 10 phút mà không phải dùng xe để chở tiền mặt hoặc chở trái phiếu từ chủ thể này hay ngân hàng này, qua chủ thể khác và ngân hàng khác.

Năm 1995, các ngân hàng lớn ở New York, London, FrankFurt, Tokyo, Paris bù trừ mỗi ngày từ 50 đến 100 tỷ USD trong giao dịch chứng khoán của công chúng.

Kho bạc nhà nước

Chi nhánh NHTW

TP.HCM Chi nhánh NHTW Đà Nẵng

Chi nhánh NHTW Hà Nội

Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C Ngân hàng D

Chúng ta Khách hàng khác hàng khác Khách Công ty Kinh doanh Y Công ty Kinh doanh X

Biểu đồ 8.4: Hoạt động của Ngân hàng bù trừ trên thị trường tài chính - tiền tệ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 8 docx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)